MƯU TRÍ THỜI TẦN HÁN - DƯƠNG NHẠN SINH - BẠO THÚC DIỄM - Trang 21

thống nhất hình thành thì hàng hóa, vốn, nhân viên, nhân công... tất cả đều
sẽ tự do lưu động. Để nâng cao sức cạnh tranh tổng thể, đáp ứng nhu cầu
của sự hình thành thị trường lớn thống nhất, Italia trên cơ sở quan hệ buôn
bán với nước ngoài từ lâu đời cố gắng thực hiện chiến lược xuất khẩu "một
con rồng". Không làm như vậy Italia sẽ mất đi ưu thế của mình trên thị
trường lớn thống nhất. Tại sao vậy? Bởi vì trong số hàng xuất khẩu của
Italia thì phần lớn là hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quốc gia
khác (ví dụ Anh, Đức...) từ thập kỷ 90 trở lại đây đều đã có những bước
tiến mạnh mẽ với mục tiêu quốc tế hóa các tập đoàn doanh nghiệp, chỉ
riêng Italia vẫn rất thiếu các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế hóa lớn có sức
cạnh tranh cao. Trong số 100 nhà doanh nghiệp lớn trên thế giới, Italia chỉ
có 2. So sánh điểm này với các quốc gia khác là tương đối lạc hậu.

Để thích ứng với nhu cầu của thị trường thống nhất mà trong đó có thể
cạnh tranh với các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế hóa lớn, Italia đã cho xây
dựng các xí nghiệp liên doanh nhiều hình thức, hợp tác gắn liền với sản
xuất và tiêu thụ. Nhìn từ góc độ quốc gia, dùng chính sách khuyến khích
phát triển chiến lược "hệ thống xuất khẩu” tức là khuyến khích xây dựng hệ
thống hoàn chỉnh một con rồng: Sản xuất, tiêu thụ, phục vụ trên trường
quốc tế.

Thực tiễn chứng minh, cách làm này là cực kỳ đúng đắn. Phát huy ưu thế
tổng thể, tạo ra khả năng tác chiến hiệp đồng mới có thể đứng ngang hàng
với các tập đoàn công ty đa quốc gia của các nước khác trên thị trường lớn
thống nhất, đứng vững ở vị trí bất bại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.