MƯU TRÍ THỜI TẦN HÁN - DƯƠNG NHẠN SINH - BẠO THÚC DIỄM - Trang 242

Những năm 50, thành viên hội đồng công ty Ford đều có đầy đủ lý lẽ hợp
lý để cho sản xuất loại xe mang nhãn Aderson. Loại xe này có công suất
lớn, hầu như vượt xa công suất của các xe thời bấy giờ và cũng là xe có mã
lực lớn nhất. Ngoài ra nó còn rất nhẹ và tiện sử dụng, đặc biệt bộ phận hộp
số có tính ưu việt lớn hơn gấp nhiều lần so với loại truyền thống. Vì vậy,
công ty Ford quyết tâm đầu tư một khoản tiền lớn vào vụ sản xuất này.
Năm 1954 tiến hành thiết kế toàn diện loại xe này. Sau khi hoàn thành khâu
thiết kế công ty lại đầu tư 50 triệu đô la cho khâu quảng cáo, tiếp thị. Số
tiền 50 triệu đô la lúc bấy giờ được coi là con số khổng lồ, đó là chưa kể tới
số tiền công ty phải bỏ ra để xây dựng các điểm bán hàng trên 60 thành phố
trong toàn quốc. Vậy mà kết quả thì sao? Năm 1958 loại xe Aderson này
chỉ bán được có 34.481 chiếc, không đạt được 20% kế hoạch. Lần tiêu thụ
thứ hai vào tháng 11 cùng năm, tuy có khả quan hơn một chút nhưng cũng
không mang lại kết quả như mong muốn. Lần thứ ba vào năm 1959, thị
trường phản ứng hết sức lạnh nhạt, đến đợt tiêu thụ lần thứ tư vào cuối năm
thì đã chứng thực loại xe này không có đất dụng võ. Tổng cộng công ty
Ford đã phải chi 0,2 tỉ đô la cho vụ làm ăn này mà kết quả thì như đá ném
xuống biển.
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân chính là bởi quyết sách mù quáng. Chưa
nắm chắc được nhu cầu của thị trường và trào lưu của người tiêu dùng đã
vội vàng lên kế hoạch sản xuất. Trên thực tế, lúc đó thu nhập phổ biến của
người tiêu dùng chưa cao. Họ muốn có một loại xe nhỏ, đẹp, vừa túi tiền để
sử dụng, còn loại xe công suất lớn họ không quan tâm đến.
Còn có một trường hợp sai lầm như thế xảy ra ở công ty xe hơi Claire vào
năm 1979. Khủng hoảng dầu lửa những năm 1973 làm cho hầu hết các
công ty xe hơi bị thiệt hại. Các công ty General, Ford đều tìm giải pháp ứng
biến như thiết kế các loại xe nhỏ tiêu hao xăng dầu ít. Thế nhưng công ty
Claire thì vẫn sản xuất các loại xe to, tiêu hao năng lượng lớn như trước
đây. Đến năm 1978 khủng hoảng dầu lửa lại tiếp tục phát sinh, các loại xe
cỡ lớn không tiêu thụ được, nằm bẹp trong kho, mỗi ngày thiệt hại 200 vạn
đô la. Năm 1979 công ty bị lỗ 0,7 tỉ đô la, năm 1980 cắt giảm 20% sản xuất
mà vẫn bị nợ tới 1 tỉ đô la. Lần thua lỗ nặng nề này đẩy công ty đến bờ vực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.