MƯU TRÍ THỜI TẦN HÁN - DƯƠNG NHẠN SINH - BẠO THÚC DIỄM - Trang 46

Nhật Bản không hề kiêng kỵ chuyện này. Sau chiến tranh, những xung đột
về thương mại giữa Mỹ và Nhật ngày càng gay gắt. Người Nhật cũng coi
những mâu thuẫn này là "cuộc chiến không vũ khí". Trước thập kỷ 80,
xung đột giữa hai bên chủ yếu liên quan đến hàng dệt may, sắt thép, ô tô và
ti vi màu. Giữa thập kỷ 80, xung đột hai bên đã phát triển từ việc tăng lên
đột ngột của ngành xuất khẩu hàng hóa thành sự xung đột kinh tế mất cân
đối về chỉnh thế của ngành xuất khẩu. Từ cuối thập kỷ 80 cho đến nay lại
phát triển hơn nữa thành sự xung đột tổng hợp toàn diện bao gồm cả xung
đột về kinh tế, xung đột về chính trị và xung đột về văn hóa. Vì thế mấy
chục năm sau thế chiến thứ hai, sự tranh chấp về thương mại lại nổi lên, lúc
thì là tranh chấp về hàng dệt may, lúc thì là tranh chấp về hàng sắt thép, lúc
lại tranh chấp về ngành ô tô, chất bán dẫn...

Không chỉ có xung đột với Mỹ ngày càng gay gắt mà cuộc chiến về thương
mại của Nhật với cộng đồng các quốc gia châu âu cũng diễn ra rất ác liệt.
Từ thập kỷ 70 đến nay, tỉ lệ nhập siêu thương mại giữa hai bên ngày càng
tăng lên. Năm 1971, tỉ lệ nhập siêu của hai bên là 750 triệu đô la, năm 1985
tăng lên 11,76 tỉ đô la đến năm 1991 đã đạt đến con số 27,4 tỉ đô la. Sự
cạnh tranh chủ yếu tập trung vào các ngành sắt thép, ô tô, ti vi, ổ trục...
khiến cho các ngành này ở các quốc gia châu âu khó phát triển, tỉ lệ thất
nghiệp tăng.

"Không đánh mà khuất phục được binh lính" - Đây quả thực là một chiến
lược vừa rõ ràng, vừa đe dọa được người khác... kinh tế đối ngoại của Nhật
Bản, là thương trường có tính cạnh tranh cao nhất trên phạm vi toàn thế
giới hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.