Ngài lớn lên, khảng khái có chí khí to, nhân có công, làm quan thời vua Thiếu Đế nhà Lê. Khi vua Thiếu Đế bị giết, thì ngài nằm ôm lấy
thây vua mà khóc. Vua Ngọa Triều khen là trung, nhắc lên làm Tứ tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ, bị sét đánh tước lần da ngoài, trong thân cây có mấy câu sấm rằng:
Mộc côn
liểu liểu
樹根杳杳
Mộc biểu thanh thanh.
木俵青青
Hỏa đao mộc lạc,
禾刀木落
Thập bát tử thành
十八子成
Vân vân…
云云
…
…
Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết rằng điềm nhà Lê đổ mà nhà Lý sắp lên, bảo riêng với ngài rằng:
- Xem câu sấm ấy, thì chắc nhà Lý lên làm vua. Thiên hạ tuy cũng nhiều họ Lý, nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ
khoan thứ, vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi.
Ngài thấy nói làm vậy, sợ nói lộ chuyện ra ngoài, phải giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Đến khi vua Ngọa Triều mất vua kế tự còn nhỏ,
ngài cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Cam Mộc mưu với các quan triều, lập ngài lên làm thiên tử.
Ngài đã lên trị vì, thấy chỗ kinh đô Hoa Lư hẹp hòi lắm, mới thiên lên đóng đô ở Đại La thành, nhân có điềm rồng vàng hiện ra, mới đổi
tên gọi là thành Thăng Long (tức thành Hà Nội bây giờ).
Ngài ở ngôi được 18 năm thì mất.
Xét ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng ấy, những gò ở chung quanh, trông hình như cái hoa sen nở ra tám cánh, cho nên nhà Lý
truyền ngôi được tám đời, bây giờ thuộc về làng Đình Bảng huyện Đông Ngàn.
Vì ngài sinh ra ở chùa Ứng Tâm, cho nên bây giờ thành tên là chùa Dặn.