7. Nguyễn Thủ Tiệp giữ ở Tiên Du, (thuộc Bắc Ninh), tự xưng là Nguyễn Lịnh Công.
8. Lã Đường giữ ở Tế Giang, (nay thuộc Văn Giang, Bắc Ninh), tự xưng là Tá Công.
9. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (thuộc Thanh Trì, Hà Đông), tự xưng là Nguyễn Thạch Công.
10. Kiểu Thuận giữ ở Hồi Hồ (nay thuộc huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) tự xưng là Kiểu Linh Công.
11. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (nay là Khoái Châu, Hưng Yên), tự xưng là Phạm Phòng Át.
12. Trần Lẫm giữ ở cửa Bố Chính (nay là Kỳ Bố thuộc phủ Kiến Xương), tự xưng là Trần Minh Công.
Tiên Hoàng nhân dịp ấy, theo về nương nhờ với Trần Minh Công. Trần Minh Công thấy ngài là dòng dõi tướng võ, và có tài cán, mới
dùng cho cai quản binh lính. Không bao lâu, Trần Minh Công mất, ngài thay lĩnh hết cả quân quyền, tự xưng là Đinh Bộ Lĩnh, dần dần
đem quân đi dẹp các nơi, thì đi đến đâu dẹp tan đến đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Rồi lại nhất thống được hết mọi nơi, mới lên ngôi
thiên tử đóng đô ở Hoa Lư, sửa sang thành quách, cung điện, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Khi trước thày địa lý Tàu về lại giở sang, toan mang mả tổ táng vào thủy mã huyệt, sang đến nơi thì đã thấy ngài nổi lên hùng dũng,
biết là ngài được đất ấy rồi. Người khách không sao được, muốn lập mưu để phản lại, mới vào hầu mà nói rằng:
- Ngài được ngôi đại địa ấy, cũng bởi lúc phúc nhà ngài mà trời cho đấy; nhưng có ngựa phải có kiếm thì mới tung hoành ra bốn bể, vậy
ngài lên để thanh kiếm lên cổ ngựa thì mới hay.
Tiên Hoàng tưởng nó nói thật, mới lấy thanh gươm gác lên trên cổ ngựa, không ngờ kiếm có sát khí,
có kiếm tuy làm được lừng lẫy,
nhưng không làm được lâu dài. Vì thế ngài ở ngôi được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết mất, mà đến đời con là Vệ Vương, thì cơ nghiệp lại về
tay triều khác.