NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 133

55. Nguyễn Thị Điểm

Thị Điểm người huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương,

[61]

em gái ông Tiến sĩ Nguyễn Trác Luân. Lúc lên 5, 6 tuổi, học sách Hán Cao Tổ,

anh có ra câu đố rằng:

Bạch xà đương đạo; Quí bạt k iếm nhi trảm chi.”

Thị Điểm đối rằng:

Hoàng long phụ chu; Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết.”

[62]

Anh chịu câu ấy là tài, tự bấy giờ cho chuyên tập về nghề nghiên bút. Đến năm 15 tuổi, văn chương đã giỏi lắm. Một khi ngồi trước

cửa sổ soi gương, anh ra câu đối rằng:

Đối k ính hoạ mi; Nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.”

[63]

Thị Điểm ứng khẩu đối rằng:

Lâm trì ngoạn nguyệt; Chích luân chuyển tác song luân.”

[64]

Thái học sinh là Đặng Trần Côn nghe tiếng Thị Điểm hay chữ, đưa thơ đến có ý muốn ghẹo.

Thị Điểm xem thơ cười nói rằng:

- Trẻ thơ mới học, thơ từ chẳng bõ ngứa tai!

Đặng Trần Côn tức giận trở về, cố công đi học, mới thành danh sĩ.

Bấy giờ tiếng Thị Điểm lừng lẫy chốn kinh thành. Các học trò hay chữ ai cũng muốn trêu ghẹo. Một hôm, có Nguyễn Huy Kỳ ở Thụy

Nguyên, Trần Danh Tân ở Cổ Am, Nguyễn Bá Cư ở Cổ Đô, Võ Toại ở Thiên Lộc, bốn người ấy có tiếng hay chữ, người ta thường gọi là
Tràng An tứ hổ” (nghĩa là bốn con hổ ở chỗ Tràng An). Bốn người đến chơi tận nhà Thị Điểm, muốn thử làm thơ với nhau.

Thị Điểm ra câu đối rằng:

Đình tiền thiếu nữ k huyến tân lang.

[65]

Bốn người không đối được, phải xấu hổ trở về.

Lại một khi Thị Điểm đi thủng thẳng một mình, gặp quan Thượng thư là Nguyễn Công Hãng ở ngoài đường. Công Hãng bắt Thị Điểm

vừa đi vừa ngâm một bài thơ “Đi một mình.”

Thị Điểm ngâm ngay rằng:

Đàm đạo cổ k im tâm phúc hữu.”

[66]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.