ngài, gièm pha với chúa Trịnh, để chúa Trịnh triệu ngài về kinh. Ngài thì biết cơ quận He trá hàng, mới đóng quân lại ở đồn Bôi Thị, và
chiêu mộ thêm quân cường tráng các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Thượng Hồng, Vĩnh Lại, chia làm hai cơ nghĩa binh, đặt tên gọi là cơ
Thanh Kì và cơ Hồng Vĩnh, sai hai tướng thủ hạ thống lĩnh hai cơ ấy.
Quan Thự phủ gièm với chúa Trịnh rằng:
- Phạm Đình Trọng chẳng khác gì Huyền Đức, mà Thanh Kì thì là Quan Võ, Hồng Vĩnh thì như Trương Phi. Nay ông ta cầm đại binh ở
ngoài, hoặc sinh bụng bất trắc thì làm thế nào?
Chúa Trịnh vốn tin ngài, không nói gì đến, lại đưa cho một bài thơ để ngài yên tâm.
Về sau quận He quả nhiên không ra hàng, cướp bóc vùng đông nam lại càng nhũng lắm. Triều đình sai quận Côn lĩnh binh đi đánh. Khi
sang qua sông Nhị Hà, đến trạm Điên Dao, bị giặc đánh lừa, bắt sống được quận Côn, chư quân tan vỡ mất cả. Giặc bắt triều đình phải
chuộc quận Côn 300 lạng bạc, Kinh thành nhao nhác cả lên.
Chúa Trịnh lại sai ngài đi đánh. Ngài lập tức phái binh các đạo và quân nghĩa binh tiến tiễu, đánh nhau ở Gia Phúc, Quảng Xuyên, An
Ninh, Tông Hóa trận nào cũng được, giặc phải trốn đi nơi xa, dân vùng ấy được yên ổn.
Khi trước ở bến Hồng Đàm châu Vạn Ninh, là một nơi rất hiểm ở miền bể đông. Có đám giặc Quan Lan, tụ đồ đảng giữ chỗ ấy làm sào
huyệt, cướp bóc các thuyền buôn đường bể, việc buôn bán ta với Tàu đọng cả lại. Quan Tổng đốc Quảng Đông, không sao trừ được,
nhiều lần đưa giấy sang cho quan Tuần phủ Yên Quảng, hợp binh tiễu giặc, đánh luôn mấy năm vẫn chưa xong. Khi ấy ngài đi tuần mặt
bể đông, sai thuộc tướng là Vinh thọ hầu đem chiến thuyền đóng ở châu Vạn Ninh, nói phao lên rằng đánh giặc, hẹn ngày với quan Tàu
để hợp tiễu. Mà ngài thì mật đem đội thuyền từ dưới núi Đề Thi, ra đường Bạch Long Vĩ, đến thẳng bến Hồng Đàm, đánh phá trại giặc, bắt
được tướng đầu đảng và 7 người đồ đảng, đóng cũi nộp cho quan Tàu. Ngài thân đến chơi với quan Trấn thủ Long Môn, người Tàu
trông thấy ngài lấy làm lạ lùng, tiếc thay cho ngài lạ đại tài mà sinh về nước nhỏ, chính nhân mà thời người quyền thần.
Quan Tàu tâu việc ấy lên vua Tàu. Vua Tàu khen nước Nam có người giỏi, yên được cõi ngoài ven, sai quan sang ban thưởng cho ngài
áo đai, trăm tấm gấm, mười lạng vàng và phong làm Thượng thư. Chúa Trịnh cũng phong cho ngài làm Binh bộ Thượng thư, bởi thế gọi là
Thượng thư hai nước.
Sực lại có tin quận He quấy nhiễu các huyện Thần Khê, Thanh Lan, dân sự tàn hại. Chúa Trịnh lại sai ngài đi đánh. Ngài đi gấp đường
đến huyện Ngự Thiên, đang cùng bàn mưu với quận Việp, xảy đâu giặc kéo đến vây kín làng ấy. Ngài sai chư quân giàn trận, cầm giáo
trông về phía giặc. Một mặt sai quân đắp lũy. Ngài ngồi ngay trong trận thảo tờ hịch, sai đòi tướng tá lại hội. Đang khi ấy, giặc bắn chết
một tên lính cầm nghiên mực, ngài sai tên khác thay vào, mà ngài thì cứ ngồi vững vàng như không, trỏ bảo các quân. Giặc thấy vậy
không dám đến gần, phải tháo vây mà chạy. Ngài đem quân các đạo, thừa thế đuổi đánh, phá được giặc ở sông Lộng Khê (về huyện Phụ
Dực). Lại đuổi đến làng An Vệ, huyện Quỳnh Côi, vây bọc được giặc hai ba từng. Quận He sai quân bó nhiều đình liệu, nói phao lên rằng
đến đêm thì đốt đình liệu mà đánh ra, quân sĩ không ai dám chống lại, chỉ có một mặt của ngài vây mé ngoài thì giặc không dám cửa ấy.