Duy Từ lại tâu xin làm một cái mâm đồng hai đáy, để tờ sắc thư vào giữa, rồi sắp phẩm vật đựng trên mâm, sai Lại Văn Khuông đem ra
Đông Đô tạ ân, Duy Từ lại nghĩ sẵn mười điều vấn, đáp, dặn Văn Khuông trước.
Khi Văn Khuông đến Đông Đô, Trịnh Tráng đòi vào hỏi, Văn Khuông biện bác không chịu khuất; Tráng cả sợ, đãi Văn Khuông rất
hậu. Văn Khuông hiến mâm phẩm vật, rồi lẻn ra về.
Đến khi Trịnh Tráng sai tách đáy mâm, thấy có một tờ sắc thư và một cánh thiếp đề chữ rằng: “Mâu
矛
nhi
而
vô
無
dịch
腋
, mịch
覓
phi
非
kiến
見
tích
跡
, ái
愛
lạc
落
tâm
心
tràng
腸
lực
力
lai
來
tương
相
địch
敵
.”
Tráng hỏi các bầy tôi, không ai biện ra nghĩa gì, chỉ có quan Thiếu úy Phùng Khắc Khoan đoán ra là chữ “Dư
予
bất
不
thụ
受
sắc
勅
.”
Tráng cả giận sai người đuổi theo Văn Khuông, thì đã đi xa rồi. Tráng muốn đem binh vào đánh, gặp khi ấy Cao Bình, Hải Dương có
giặc, bèn thôi.
Năm ấy Duy Từ lại tâu xin đem quân ra lấy Nam Bố Chính châu, chiếm đất từ sông Linh Giang giở vào, tuyển dân đặt ra binh thuyền 24
đội.
Năm Tân Mùi, Duy Từ lại tâu xin đắp một cái lũy dài tự cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, cao 1 trượng 5 thước dài hơn 3000 trượng,
(tục gọi là lũy Thầy) tiệt nhiên là một chốn hiểm yếu ngăn trong Nam ngoài Bắc.
Duy Từ lại đặt ra phép tuyển duyệt, để kén kẻ đinh tráng, lập ra phép khảo thí, để thu kẻ nhân tài.
Một hôm, Duy Từ nằm mộng thấy có con hổ đen tự phương Nam chạy vào, chợt lại sinh hai cánh mà bay lên được. Sực tỉnh lại thì thấy
Nguyễn Hữu Tiến mặc áo thâm, cầm quạt cánh từ ngoài vào, đứng hầu ở dưới thềm. Duy Từ thấy người trạng mạo phi thường, hỏi bao
nhiêu tuổi, thì nói là tuổi Nhâm Dần. Duy Từ mới hỏi truyện, lấy làm trọng lắm, cho là hợp với mộng, rồi tiến lên làm đến Tiết chế, tướng
lược rất giỏi, ngoài Bắc Hà vẫn gọi Nguyễn Hữu Tiến là Nam triều hổ tướng.
Duy Từ phụ chính 8 năm, huân nghiệp rỡ rệt, có làm ra sách hổ tướng sư sơ tập, Ngọa long cương ngâm, thọ được 63 tuổi, thực là đầu
bạc công thần triều Nguyễn ta.