giống cây quân tử, chim sẻ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế, thì cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh
lên, mà đạo quân tử mỗi ngày mòn đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi.
Chúng chịu là biện bác có lẽ.
Đến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quí. Vua sai Đĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào
quạt.
Sứ Cao Ly làm xong trước.
Nhời tán rằng:
“Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề.”
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia viết, biết là lời nhẽ như thế, mới suy ra mà đề một
bài như sau này:
“Lưu k im thước thạch thiên địa vi lô; nhĩ ư tư thời hề, Y Chu cự nho! Bắc phong k ì lương, vũ tuyết tái đồ; nhĩ ư tư thời hề Di, Tề ngã
phu; Y! Dụng chỉ tác hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù?”
Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ Y, phê rằng: “Lưỡng quốc trạng nguyên” (Nghĩa là trạng nguyên hai nước).
Thường khi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa của người Tàu. Người kia đọc lên một câu đối rằng:
“Súc ngã k ị mã, Đông di chi nhân dã! Tây di chi nhân dã!”
Đĩnh Chi ứng khẩu đối rằng:
“Át dư thừa tư, Nam phương chi cường dư! Bắc phương chi cường dư!”
Lại thường đối đáp với người Tàu, Tàu ra rằng:
“An, nữ, k hứ; thỉ nhập vi gia.”
Đối rằng:
“Tù, nhân xuất; vương lai thành quốc.”
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau, tất có người làm đến đế vương, nhưng hiềm về chữ quốc (
国
) đơn, thì nước không được tràng cửu mấy nỗi.
Lại ra:
“Nhật hỏa vân yên; bạch chủ thiêu tàn ngọc thỏ.”