NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 43

tàn, nguyệt k huyết.

[34]

Bài văn ấy còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.

Tục truyền rằng Mạc Đĩnh Chi ở Tàu, ai cũng chịu là người tài, mà xét đến tướng mạo, thì không có gì làm quí cách, mới cho người rình,

lúc đi đại tiện thấy tiện ra hình vuông, mới biết có ẩn tướng ở đấy.

Đến lúc đi sứ về, người Tàu lại theo sang xem địa lý, xem đến ngôi mộ thân phụ ông ấy, chịu là ngôi đất hay và có nói rằng ngôi mộ ấy

hình thế rất đẹp, chỉ hiềm không có nước tụ, thiếu mất thổ thủy, cho nên quí mà vẫn nghèo.

Đĩnh Chi làm quan liêm quá, vua Minh Tôn biết tính ông ấy; thường sai người đem 10 quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy.

Sớm mai, Đĩnh Chi vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.

Vua bảo rằng:

- Tiền ấy không có ai nhận, thì cho ngươi cứ việc mà tiêu.

Bấy giờ Đĩnh Chi mới lấy, đại để thanh liên như thế cả. Đến triều vua Hiến Tôn, làm nên đến chức Tả bộc xạ (Tể tướng). Văn chương

lưu truyền lại về sau rất nhiều, mà bài nào cũng vui thích cho tai mắt người ta cả. Vả lại có đức hiền hậu, cho nên để phúc mãi đến đời con
cháu. Con ông ấy là Khản, Trực, cũng làm đến Viên ngoại lang. Cháu là Địch, Toại, Viễn, cùng có quyền thế làm quan đương lúc nhà Minh
cai trị. Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ Trai huyện Nghi Dương, thì có Đăng Dung là cháu bảy đời ông ấy làm vua nhà Mạc.

Nhà Mạc lên làm vua, truy phong Đĩnh Chi làm Huệ việt linh thánh đại vương, bây giờ ở làng ấy còn thờ làm phúc thần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.