NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 44

18. Chu Văn An

Tiên sinh húy là Văn An, tự là Linh Triệt. Người làng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, đỗ Tiến sĩ về triều nhà Trần.

Ngài tính ngay thẳng mà điềm đạm, không ham đường danh lợi, chỉ cốt lấy sự tỏ đạo thánh nhân mà triệt mối dị đoan làm việc mình.

Ngài mở một trường dạy học ở cạnh đầm thôn Cung hoàng làng ấy. Học trò đến học rất đông, mà nhiều người làm nên hiển đạt, như là

Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát làm đến Tể tướng, mà vẫn phải giữ phép học trò, đứng hầu dưới đất. Trong bọn học trò, ai có điều gì không
phải, thì lập tức quát mắng đuổi đi ngay.

Trong năm Khai Thái đời vua Minh Tôn, vua nghe tiếng ngài là bậc đạo học mô phạm, vời vào làm Quốc tử giám Tư nghiệp để dạy

Thái tử học. Đến năm Đại Trị đời vua Dụ Tôn, chính sự triều đình mỗi ngày một suy đốn, bọn quyền thần lắm kẻ sinh ra kiêu ngạo, ngài
dâng sớ xin chém 7 người gian nịnh, thì toàn những người quyền thế hách dịch bấy giờ. Vua không nghe, vì thế ngài cởi mũ giả chức
quan, xin về làng cũ.

Ngài trí sĩ rồi, nhân ra chơi làng Ái Kiệt, huyện Chí Linh (Hải Dương), thấy có phong cảnh lạ lùng, núi non vui vẻ,

[35]

mới làm nhà ở

trong khoảng núi Lân Phụng, tự hiệu là Tiều Ẩn tiên sinh. Mỗi khi nhàn ngài ra thẩn thơ chơi trên đầm Miết và trong sông Thanh Lương,
ngâm thơ uống rượu làm vui. Khi nào có việc triều hội gì, thì lại vào chầu. Vua Dụ Tôn muốn dùng ngài làm tướng, nhưng ngài nhất định
không làm quan nữa.

Bà Hiếu Từ Thái hậu nói rằng:

- Người ấy là bậc cao hiền, thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được, giao thế nào được chính sự cho người ta!

Vua mới sai đem áo mũ đến ban cho ngài, ngài nhận lấy nhưng lại lấy đem cho người khác, thiên hạ ai cũng khen ngài là cao. Học trò

bấy giờ coi ngài như núi Thái Sơn, như sao Bắc Đẩu, trọng vọng vô cùng.

Không bao lâu, ngài mất ở nhà, vua Nghệ Tôn sai quan đến dự tế, ban cho tên gọi là Văn trinh công, và cho hiệu là Khang Tiết tiên

sinh, cho được tòng tự vào bên hữu võ đền Văn miếu (đền thờ đức thánh Khổng tử) ngang hàng với các bậc tiên nho.

Tục truyền khi ngài dạy học ở cạnh làng Cung Hoàng, có người học trò trẻ tuổi, mặt mũi phương phi, sáng nào cũng đến nghe sách,

ngài khen là người siêng năng, mà không biết là người ở đâu, mới sai người rình, xem lúc về đi đường nào, thì thấy đi đến đầm Cung
Hoàng rồi biến mất.

Ngài biết người ấy tất là thủy thần, nhân bấy giờ trời nắng mãi, ngài mới bảo người ấy rằng:

- Thiên tai khi nắng, khi lụt, số trời không biết đâu mà nói, nhưng mắt trông thấy dân phương này tiều tụy lắm, ai là chẳng thương tình.

Anh cho phép gì làm mưa, giúp cho thầy mà cứu lấy dân này không?

Người học trò ấy có ý khó lòng, nhưng nể lời thầy, không biết nói làm sao, mới mài mực đen ra giữa sân, hòa với nước phun ra, một lát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.