NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 46

19. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tiên sinh tên húy là, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên thế nhà ngài có âm đức, đời

ông là Văn Tĩnh được phong tặng Thiếu bảo Tư quận công, được ngôi dương cơ, hợp vào kiểu đất của Cao Biền. Đời thân phụ ngài là
Văn Định được phong tặng làm Thái bảo Nghiêm quận công. Mẹ ngài là Từ Thục phu nhân họ Nhữ, nguyên là con gái quan Hộ bộ
thượng thư là Nhữ Văn Lan, ở làng An Tử, huyện Tiên Minh. Bà ấy thông kinh sử, giỏi văn chương, mà lại tinh nghề tướng số.

Bà ấy kén chồng đến ngoài 20 tuổi, thấy ông Văn Định có tướng sinh ra quí tử mới lấy. Về sau lại gặp một chàng trẻ tuổi đi qua bến

Hàn, ngạc nhiên nói rằng: “Tiếc thay! Khi trước không gặp người này!” Hỏi ra thì chàng ấy là Mạc Đăng Dung (về sau làm vua nhà Mạc).
Bà ấy phàn nàn không ngần nào.

Bỉnh Khiêm sinh về năm Tân Hợi đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn); đẫy đà to lớn, mặt mũi khôi ngô, chưa đầy tuổi đã biết

nói. Một khi Văn Định đang ẵm trên tay cho trông ngóng bỗng dưng nói rằng: “Mặt trời mọc về phương đông.” Văn Định lấy làm kỳ dị.
Đến năm bốn tuổi, phu nhân dạy ngài học chính văn trong kinh truyện, dạy đến đâu thuộc đến đấy. Bà ấy lại dạy học thuộc lòng vài
mươi bài thơ nôm.

Một bữa, phu nhân đi vắng, Văn Định kéo một cái dây đùa với con, rồi ngâm đùa một câu rằng: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung.”

Đương đọc dở dang, thì con tiếp theo mà ngâm rằng: “Vén tay tiên hốt hốt rung!” Văn Định thấy con thông minh mừng lắm, về khoe
truyện với phu nhân. Phu nhân giận nói rằng:

- Mặt trăng là phận bầy tôi, sao ông lại dạy con điều ấy?

Văn Định thẹn thò xin chịu lỗi, nhưng bà ấy vẫn còn căm tức, xin từ về, nhất định không ở đấy nữa, về sau bà ấy già đời ở nhà bố mẹ

đẻ.

[36]

Khi Bỉnh Khiêm còn để hai trái đào, cùng bọn trẻ con tắm ở bến Hàn, có người đi thuyền trông thấy nói rằng:

- Tiếc thay cho thằng bé này, bộ da dày lắm, chỉ làm được Trạng nguyên Tể tướng là cùng!

Khi ngài bé thì học ở nhà, đến lúc lớn, nghe tiếng ông Bảng nhãn Lương Đắc Bằng hay chữ, mới vào Thanh Hóa theo học ông Bảng

nhãn.

Lương Đắc Bằng vốn ở làng Hội Trào, huyện Hằng Hóa. Nguyên có một chi họ lạc sang ở Vân Nam, đời đời làm quan bên Tàu. Khi Đắc

Bằng sang sứ nhà Minh, gặp một người cùng họ là Lương Nhữ Hốt cho một quyển “Thái Ất chân kinh.” Đắc Bằng đem về học tập, cho
nên tinh nghề lý số, việc gì cũng tính biết được trước.

Nguyễn Bỉnh Khiêm học hết được phép thuật của ông Lương Đắc Bằng. Khi ông Đắc Bằng mất, dặn lại Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau

phải trông nom cho con mình là Lương Hữu Khánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.