NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 47

Trong năm Quảng Thiệu (Lê Chiêu Tôn), có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở ẩn một chỗ, không muốn cầu tiếng tăm với đời. Bấy

giờ, Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung cùng có ý muốn tranh quyền, đánh nhau luôn mấy năm. Ngài tính số Thái Ất, biết cơ nhà Lê lại khôi
phục được.

Ngài có thơ cảm hứng sau này:

Non sông nào phải buổi bình thời,
Thù đánh nhau chi k héo nực cười!
Cá vực, chim rừng ai k hiến đuổi?
Núi xương, sông tuyết thảm đầy nơi!

Ngựa phi chắc có hồi quay cổ.

[37]

Thú dữ nên phòng lúc cắn người.

[38]

Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa,
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi!

Về sau, nhà Mạc chiếm giữ Kinh thành, bốn phương đã hơi yên ổn, các bạn bè nhiều người khuyên ngài ra làm quan. Ngài bất đắc dĩ

phải ra thi, thi đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ sáu nhà Mạc. Bấy giờ ngài đã 44 tuổi.

Vua nhà Mạc cất ngài làm Tả Thị lang, Đông các đại học sĩ, Ngài làm quan được 8 năm, trước sau dâng sớ hạch 18 người lộng thần,

nhân có chàng rể là Phạm Dao cũng kiêu hoạnh, ngài sợ phải vạ lây, mới từ quan cáo về dưỡng lão.

Khi ngài trí sĩ rồi, làm nhà chơi mát mẻ ở mé dưới làng, gọi là am Bạch Vân, lại bắc hai dịp cầu gọi là cầu Nghênh Phong và cầu Tràng

Xuân, thường thường ra chơi hóng mát. Lại làm một cái quán Trung Tân ở bến sông Tuyết Giang, dựng bia kí sự mình. Khi thì ngài bơi
thuyền chơi ở bể Kim Hải và bể Úc Hải; khi thì đi với một vài nhà sư chơi ở các núi An Tử, núi Ngọa Vân, và núi Đồ Sơn. Đi đến đâu làm
thơ ngâm vịnh đến đấy, hoặc gặp chỗ nào có cây cối mát, chim kêu ríu rít, thì lấy làm khoái chí lắm, nhởn nhơ cả ngày.

Ngài tuy ở nhà, nhưng vua nhà Mạc vẫn coi ngài quí trọng, nhà nước có công việc gì to, thì sai sứ đến hỏi tận nhà, hoặc khi mời về

Kinh mà hỏi. Ngài bàn định lắm điều ích lợi cho nhà nước, nhà Mạc phong ngài làm Lại bộ thượng thư, Thái phó Trình quốc công, vì thế
ta thường gọi là Trạng Trình.

Năm Ất Dậu, ngài phải bệnh, Mạc Mậu Hiệp sai sứ đến thăm và hỏi việc hậu sự.

Ngài bảo rằng:

- Ngày sau, nước có việc, ở xứ Cao Bình tuy nhỏ, nhưng cũng có thể hưởng phúc được vài đời nữa.

Đến sau nhà Mạc mất nước, chạy lên Cao Bình, quả nhiên còn giữ được 4 đời, rồi mới tuyệt.

Ngày 28 tháng một năm Ất Dậu ngài mất, thọ 95 tuổi. Học trò gọi ngài là Tuyết Giang phu tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.