Chương thứ IV
CÁC BẬC VĂN TÀI
21. Nguyễn Hiền
Nguyễn Hiền quê ở làng Hà Dương, huyện Thượng Nguyên (Nam Định). Đỗ thủ khoa năm Bính Ngọ thời vua Thái Tôn nhà Trần, đến
năm sau thi đình đỗ Trạng.
Nguyễn Hiền thông minh từ thuở nhỏ. Khi 6, 7 tuổi học nhà sư ở chùa, nhà sư mỗi buổi dạy 10 tờ giấy, Nguyễn Hiền chỉ học qua là
thuộc lòng.
Một hôm, nhà sư tụng kinh vừa xong, vào phòng nằm nghỉ, mơ thấy phật giáng xuống bảo rằng: “Nhà sư sao k hông biết bảo Trạng,
cứ để cho lên chùa nhờn với Phật.” Nhà sư tỉnh dậy soi đèn xem các tượng phật, thì thấy sau lưng một tượng có chữ đề: “Phạt 30
trượng” và sau mình hai tượng hộ pháp thì có chữ đề: “Phạt 60 trượng.” Nhận nét chữ thì đúng chữ ông Nguyễn Hiền. Nhà sư quở mắng
Nguyễn Hiền, bắt phải lấy nước tẩy đi.
Nguyễn Hiền học các sách, qua mắt một lượt là nhớ ngay. Thơ từ phú sách, nói ra tức là văn chương. Năm 11 tuổi, đã nổi tiếng thần
đồng, bấy giờ có người học trò ở Kinh Bắc tên là Đặng Tính, tự thị tài mình hơn cả đời. Nghe tiếng Hà Dương có thần đồng, đến chơi tận
nhà, thử xem tài học ra làm sao. Khi đến ra một bài phú:
“Phụng hoàng sào vu A các, Kì lân du vu Uyển hựu.”
Nguyễn Hiền đọc ngay bốn câu rằng:
a) Qui phi Lạc thủy,
b) Long bất Mạnh hà.
c) Ý bỉ Hữu hùng chi quốc,
d) Ấp vu Trác lộc chi a.
Đặng Tính mới nghe được bốn câu, đã lắc đầu le lưỡi nói rằng:
- Thiên tài xin nhường bác trẻ tuổi này!
Năm đấy thi đỗ thủ khoa. Năm sau vào thi đình, vua ra bài phú: “Áp tử từ k ê mẫu phi hồ.”
Văn Nguyễn Hiền hay nhất, vua cất lên
đỗ Trạng nguyên, bấy giờ mới 12 tuổi.
Trạng vào bái mạng vua trong sân rồng, vua thấy còn bé loắt choắt, lấy làm lạ, hỏi rằng:
- Trạng nguyên học ai ở nhà?