- Phen này ta mới đè nổi được Đỗ Uông!
Đỗ Uông nghe vậy tức lắm. Đến lúc vinh qui, Trạng, Bảng cùng về một đường. Bảng nhất định không chịu nhường Trạng đi trước, cứ
song cương ngựa đi ngang hang nhau. Đi mãi đến chợ Bồng Khê làng Hoạch Trạch, người làng ấy vốn biết tiếng hai ông hay chữ, nay
cùng vinh qui về qua cầu làng, mới ra xin hai ông cho một bài thơ đề vào cầu.
Hai ông bảo nhau rằng:
- Cầu ngói này hơn mười gian, hạn đi qua bảy gian, thì người vịnh xong một bài thơ, hễ ai làm xong trước thì đi trước, không được tranh
nhau.
Phạm Trấn y ước, ngồi trên xe ngựa vừa đi vừa vịnh, đi khỏi bảy gian, thì vừa xong tám câu thơ. Ai cũng chịu là tài, chỉ Đỗ Uông không
chịu, nói rằng:
- Bài ấy chẳng qua làm sẵn tự bao giờ, không phải mới làm, tài gì mà khen.
Nói thế rồi lại cứ đi ngang hàng. Đi đến làng Minh Luân, lại có người mới làm nhà xong, đón đường xin một bài thơ để mừng nhà mới.
Phạm Trấn ứng khẩu đọc một bài rằng:
Năm năm thêm phú quí,
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế,
Nay mừng mới làm nhà.
Đỗ Uông hơi chịu tài nhanh hơn mình. Khi đến cầu làng Đoàn Lâm, tục gọi là cầu Cốc. Trong cầu có một người con gái bán hàng, tên là
cô Loan. Hai ông mới thách nhau làm bài thơ nôm, đầu bài ra: “Cô Loan bán hàng cầu Cốc.” Hạn phải mỗi câu dung hai tiếng thuộc về
giống cầm, qua cầu phải xong bài thơ, hễ ai xong thì được đi trước, không được tranh nhau nữa.
Ông Phạm Trấn ngồi trên ngựa lại ngâm xong trước.
Thơ rằng:
Quai vạc đôi bên cánh phụng phong,
Giở giang bán trác tựa đồ công.
Xanh le mở k hép nem hồng mới,
Bạc ác phô phang rượu vịt nồng.
Vân vân …
Đỗ Uông bấy giờ mới chịu nói rằng: