NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 94

Có một người lái buôn bảo với Tiên Dung rằng:

- Nếu được trăm cân vàng, cho người đi với tôi ra ngoài bể, buôn những đồ quí sang năm tất được lãi gấp mười.

Tiên Dung mừng rỡ, bảo với Sử Đồng Tử rằng:

- Vợ chồng ta là tự trời giắt lại, cơm ăn áo mặc cũng là tự trời cho, vậy thì chàng nên đem vàng ra bể mà buôn.

Sử Đồng Tử đem vàng đi với người lái buôn ra ngoài bể, đến núi Quỳnh Lãng, trông lên trên núi có một am nhỏ. Đồng Tử trèo lên xem

phong cảnh. Trong am có một nhà sư còn trẻ, tên là Phật Quang, thấy Đồng Tử có cách điệu thần tiên, muốn truyền phép cho Đồng Tử.
Đồng Tử ở liền ngay đấy học đạo. Được hơn một năm, Đồng Tử trở về, Phật Quang tặng cho một cái gậy, một cái nón, và dặn rằng:

- Phép linh thông ở cả cái gậy và cái nón này.

Đồng Tử vâng lĩnh từ về, đem phật đạo về dạy Tiên Dung, Tiên Dung tỉnh ra, mới bỏ cửa hàng buôn, hai vợ chồng rủ nhau đi học đạo.

Một hôm đi xa, trời đã tối mà chưa đến chỗ nghỉ. Canh ba đêm hôm ấy, bỗng dưng hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện châu, kho, tàng,
dinh, phủ, vàng bạc, châu báu, giường, sập, màn, trướng, lại có tiểu đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ, hầu hạ xung quanh.

Sáng ngày mai, ai trông thấy cũng lấy làm lạ lùng kinh hãi, tranh nhau mang hương hoa ngọc thực đến dâng. Lại có đủ văn quan, võ

tướng, chia quân canh giữ các cửa thành, tựa hồ một nước.

Vua Hùng Vương thấy truyện làm vậy, cho là làm loạn, sai quan quân đến đánh. Khi quan quân sắp đến nơi, chúng tâu xin đem quân ra

cự.

Tiên Dung cười nói rằng:

- Việc này không phải tại ta làm ra, bởi tự trời xui nên thế. Ta dù sống chết đã có trời, dám đâu cự nhau với cha? Ta chỉ thuận theo lẽ

phải, mặc ý cha ta giết chết cũng cam tâm.

Khi quan quân tiến đến, đóng ở châu Tự Nhiên (bây giờ gọi là Khoái Châu phủ), còn cách bên này một con sông. Trời đã tối, quân

chưa kịp sang sông. Đến nửa đêm, bỗng nhiên trời nổi dông gió, bay cát đổ cây, rồi thì cả một khu bà Tiên Dung ở, cửa nhà, người, giống
súc vật, trong một lúc bay cả lên trời; chỉ còn bãi đất không ở lại trông đầm mà thôi. Bởi thế bãi ấy gọi là bãi Tự Nhiên, đầm ấy gọi là đầm
Nhất Dạ (một đêm).

Dân ở đấy thấy sự lạ lùng, mới lập miếu để thờ. Về sau, vua Triệu Việt Vương đóng binh trong đầm, cự nhau với quân nhà Lương.

Tướng nhà Lương là Trần Bá Tiên đánh mãi không được. Đến lúc Bá Tiên trở về, ủy cho tì tướng là Dương Sàn vây đánh. Triệu Việt
Vương thiết đàn trong đầm cầu khấn, xin thần giúp cho. Bỗng thấy một ông thần (tức là Sử Đồng Tử) cưỡi rồng xuống đàn, bảo rằng:

- Ta tuy đã lên trời, nhưng uy linh vẫn còn ở đây, ngươi có lòng thành cầu đến ta, vậy ta xuống giúp.

Nói đoạn, nhổ một cái vuốt chân rồng, trao cho Triệu Việt Vương và dặn rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.