[iv] Văn Huệ Quân: tức là Lương Huệ Vương.
[v] Ngưu: là bò. (Ta thường nhận lầm chữ nầy là trâu. Con trâu gọi là thủy
ngưu).
[vi] ở đây, đọc là Gian: hai chữ nầy cổ văn dùng lẫn nhau.
[vii] Hữu Sư: một tước quan.
[viii] Giới: một chân. Người một chân.
[ix] Hữu dư: hai chân cùng đi.
[x] Kỳ: cầu mong
Phàn: cái lồng.
[xi] đọc là vượng.
[xii] Bội tình: Tình, là tình cảm vui buồn (vui được, buồn mất) của thường
nhân chưa huyền đồng con người tạo vật.
[xiii] Thích lai là chỉ về cái sống; thích khứ là chỉ về cái chết.
[xiv] Chữ đế là ám chỉ Tạo hóa, tự nhiên (không phải là Thượng đế theo
quan niệm Thần quyền).
[xv] Huyền giải: Huyền, là cột lại; giải, là mở ra. Người Pháp gọi là
Association và Dissociation..
ở thiên Đại Tông Sư cũng có nói: "Đắc giả thời dã, thất giả thuận dã ; an
thời nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhập dã, thử cổ chi sở vị Huyền giải dã."
Bởi vậy, chỗ mà Trang- tử gọi là Huyền giải, là ám chỉ cảnh giới mà Sống
Chết bằng nhau, quên cả sự đắc thất.
[xvi] Cùng, tức là hết, ám chỉ củi. Củi là thân thể ; lửa, là tinh thần. Củi
tuy có chỗ tận, chỗ cùng, nhưng hết bó này đến bó kia (vô tận), thì lửa
truyền từ bó củi này sang bó củi kia cũng vô đây. ở đây ta thấy chủ trương
của Trang- tử là tinh thần và vật chất đều nương nhau mà có, đều là một,
và sinh tử cũng là một.
[xvii] Đây là chỗ mà cái học Lão Trang sở dĩ có khác với cái học của nhà
Phật tiểu thừa "xem đời là bể khổ", ‘sinh, lão, bệnh, tử, khổ", nhìn cuộc đời
hiện tại đều phủ một màu đen tối… Trang- tử thì khác: "Trang- Châu chiêm
bao thấy mình làm bướm, vui phận làm bướm, tự thích chí, không còn biết
có Châu nữa…"chứ không "đứng núi này trông núi nọ", đang sống, lại lo
cầu đến cái sống sau khi chết.