lục hài, tượng nhĩ mục, nhất tri chi sở tri, nhi tâm vị thường tử giả hồ? Bỉ
thả trạch nhật nhi đăng giả, nhân tắc tùng thị dã; bỉ thả hà khẳng dĩ vật vi sự
hồ[ix]?"
DỊCH NGHĨA:
ĐỨC SUNG PHÙ
A. Nước Lỗ, có người cụt chân, tên là Vương Đài. Số người theo học
ngang với Trọng Ni.
Thường Quý hỏi Trọng Ni: "Vương Đài là kẻ cụt chân, lại cùng Thầy chia
hai học trò nước Lỗ. Người ấy, đứng thì không dạy điều chi; ngồi thì không
nghị luận việc gì. Thế mà, người học đến thì không có gì cả, mà khi ra về
thấy mình đầy đủ. Vậy thì, có lối dạy mà không cần đến lời, mặc nhiên mà
cảm hóa được lòng người hay sao? Người ấy là người gì vậy?Nhân
Trọng Ni đáp: "Phu tử là bậc Thánh nhân đấy! Khưu nầy đi sau, chưa thể
theo kịp đó. Khưu còn muốn tôn đó làm Thầy, huống hồ là những kẻ không
bằng Khưu! Nói chi là một nước Lỗ. Khưu nầy còn muốn dẫn cả thiên hạ
mà cùng theo đó."
Thường Quý nói: "Đó là kẻ cụt chân, vậy mà được Phu tử gọi là bậc Thầy
họ Vương, tất nhiên người ấy phải có cái gì khác xa với kẻ tầm thường!
Như vậy thì, riêng ông ta đã sử dụng cái tâm như thế nào?
Trọng Ni đáp: "Chết sống là việc lớn còn không làm cho đó biến đổi; Trời
Đất dù sụp đổ, cũng không làm cho đó sao động. Xét rõ Tính Mạng, mà
không để cho vật ngoài dời đổi. Khiến vật hóa sinh, mà giữ lấy phần chủ
của vật hóa.
Thường Quý nói: "Như thế nghĩa là gì?"
Trọng Ni đáp: "Có hai cách nhận thức sự vật, nếu đứng chỗ khác biệt nhau
mà xem,thì dù như gan với mật cũng thấy cách nhau xa như Sở với Việt;
nhưng, nếu đứng chỗ đồng nhau mà xem, thì sẽ thấy vạn vật đều là Một cả.
Và nếu được như vậy (tức là biết đứng chỗ đồng nhau mà xem vạn vật) thì
đâu cần gì đến sự nhận thức của tai mắt nữa mà để cho lòng mình rong chơi
nơi chỗ "hòa" của Đức. Vì vậy mà coi sự mất một chân của mình như một
hòn đất bị đánh rơi thôi!"
Thường Quý nói: "Người ta, không ai lại soi mình ở làn nước chảy, mà soi