Sỹ, vì ông Sỹ là người bỏ tiền ra xây cất ngôi giáo đường này và cho tới nay
cũng ít ai gọi là nhà thờ họ Chợ Đũi.
Hiện nay trước sân nhà thờ Chợ Đũi có để một tượng của Mathiéu Lê Văn Gẫm.
Rồi nhân việc rắc rối năm 1907, Giám mục Mossard (có tên Việt là Mão) gặp
chuyện không hay với chính quyền Pháp (nhóm Tam Điểm – Thệ phản – France
Monnerie) vì chính quyền thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ đòi lấy lại nhà thờ Đức
Bà để họ làm Viện Bảo tàng Sài Gòn, khi đó nhà thờ Đức Bà chưa xây dựng lớn
như hiện nay.
Lo ngại nhà thờ Đức Bà sẽ bị lấy làm Viện Bảo tàng nên Giám mục Mossard đã
dự định sẽ chọn nhà thờ Chợ Đũi (Huyện Sỹ) làm nhà thờ chính toà của địa
phận Sài Gòn. Nhưng sau việc rắc rối cũng qua đi, vì nhờ có ba người là thẩm
pháp người Pháp là ong Napard, ông bác sĩ Angier và thương gia Lacaze đã đi
thuyết phục được một số Pháp kiều ở Sài Gòn đừng phản bội Hội Thánh Công
giáo mà bỏ phiếu chống lại nhóm Tam Điểm. Kết quả cuộc bỏ phiếu, nhóm Tam
Điểm thiểu số nên số phận Nhà thờ Đức Bà đã thắng và không bị lấy đi.
Ngoài việc cúng đất và xây nhà thờ Chợ Đũi, Huyện Sỹ còn dâng cúng 600
hecta đất ở vùng Chí Hoà để xây cất dưỡng đường cho các cha bổn quốc người
Việt già, ốm về hưu.
Huyện Sỹ khi đã trở nên giàu có, vào hàng triệu phú (thời đó chưa gọi là tỷ phú)
đã cùng gia đình con cháu xin nhập quốc tịch Tây. Huyện Sỹ sanh được bốn
người con. Thứ nhất là Denis Lê Phát An, có vợ là Anna Trần Thị Thơ. Denis
An sinh năm 1868 tại Tân Lập (Tân An – vì vậy mới có tên là An). Người con
thứ hai sinh tại Sài Gòn năm 1879 là con gái tên Lê Thị Bình, cũng là để nhớ
đến chữ Bình Lập. Và người thứ ba là Lê Phát Vĩnh, người thứ tư là Lê Phát
Thanh. Tất cả những người con của Lê Phát Sỹ đều được cho đi du học bên
Pháp để tạo thành những thương nhân về nước mở thương nghiệp. Như Denis
Lê Phát An được sang Marseille học về ngành kinh tế và kỹ nghẹ. Đến khi trở
về nước đã hoạt động ngành thương mại dưới sự điều khiển chỉ dẫn của thân