NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 42

phụ nên chẳng bao lâu D.Lê Phát An cũng trở nên giàu có vào hàng triệu phú
của đất Sài Gòn. Lê Phát An đã tậu nhiều đồn điền cao su và café rồi còn mở
nhà máy dệt bông vải.

Lê Phát An cũng noi gương thân phụ làm việc xã hội, cúng tiền bạc cho nhà thờ,
miếu đình và nhà thương, viện tế bần tại Tân An và Sài Gòn, Gia Định. Việc
đầu tiên là vợ chồng D.Lê Phát An bỏ tiền ra mua đất xây cất nhà thờ tại xã
Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp (Gia Định)…

Còn người con thứ hai là Maria Lê Thị Bình thì Lê Phát Sỹ đã gả cho Pierre
Nguyễn Hữu Hào, nguyên quán đất Gò Công. Nguyễn Hữu Hào vốn thủa nhỏ
học trường dòng, lớn lên được sang Pháp du học về ngành công nghệ và canh
nông. Khi trở về nước ông mở mang việc trồng trọt lớn và sau khi làm rể Lê
Phát Sỹ, chẳng mấy chốc gia đình ông trở nên giàu có nhất tỉnh Gò Công. Đồng
thời gia đình Nguyễn Hữu Hào còn mua nhiều đồn điền ở Đà Lạt – Lâm Đồng.
Ngoài việc kinh doanh, Nguyễn Hữu Hào còn thích văn nghệ nên nhà ông
thường có nhiều văn nghệ sỹ tới chơi và ông cũng sẵn sàng giúp đỡ nhiều văn
nhân, thi sỹ … tiền bạc để làm văn nghệ với mục đích khuyến khích họ sáng tác.
Bà Maria Lê Thị Bình vì là mẹ vợ của vua Bảo Đại nên sau này được phong là
Long Mỹ quận công.
Sau này, cũng vì gia đình họ Lê Phát Sỹ, Lê Phát An, Lê Thị Bình, rồi đến con
cháu là bà Nam Phương Hoàng hậu đã có nhiều công đức làm việc phúc giúp
đời, giúp đạo nên khi mất hai vợ chồng ông bà Pierre Lê Phát Sỹ (tức Lê Phát
Đạt) và bà Agnès Huỳnh Thị Tài đều được an táng ngay trong nhà thờ họ Chợ
Đũi. Khi đi tìm hiểu để nghiên cứu về gia đình họ Lê Phát Sỹ, tới nhà thờ
Huyện Sỹ chúng tôi đã được linh mục chánh xứ nơi đây dẫn đi và cho biết, sau
cung thánh trong giáo đường, mộ hai ông bà và các con họ Lê đều được an táng
tại đây. Trước tiên là một tượng bán thân, có tấm bia cẩm thạch với hàng chữ
ghi: Pierre Lê Phát Đạt 1841-1900 (tức là năm sinh và năm tạ thế). Rồi ngay
cạnh là một tượng nằm dài hơn thước cũng là ông P.L.Đạt để tay trên ngực với
tượng Chúa cùng nhánh hoa huệ là phần mộ ông Đạt. Cách khoảng 3 thước,
phía tay trái có tượng bà Agnès Huỳnh Thị Tài, tượng bán thân đề chữ: Agnès
Huỳnh Thị Tài 1845-1920, và cũng có một tượng như thế nằm dài, trên tay để ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.