Thay mặt cho mười ba triệu bạn gái của nước Việt Nam, một lần nữa tôi kêu gọi
lòng bác ái nhân đạo của các người. Tôi mong mỏi các người không để cho
chúng tôi phải thất vọng. ”
Bà Vĩnh Thụy
Cựu Hoàng hậu Nam Phương
Những hành động đáng trọng của Nam Phương hoàng hậu
Bà Nam Phương Hoàng hậu vốn xuất thân là con cháu một gia đình đạo hạnh
gốc miền Nam nên khi về nhà chồng làm dâu nhà Nguyễn, sống trong triều đình
lại nhiều lễ nghi, tập tục theo tinh thần Khổng giáo, Phật giáo nhưng bà Nam
Phương đã biết hòa nhập với nếp sống mới và những lễ nghi kính trên nhường
dưới trong Hoàng Tộc. Với bà Từ Cung, thân mẫu của Bảo Đại, mẹ chồng của
Nam Phương, thì luôn luôn bà Nam Phương kính trọng mẹ chồng, với các vị
quan triều lớn tuổi thì bà lễ phép, không tỏ dấu kiêu căng là kẻ bề trên. Với con
cái thì bà dạy dỗ chúng rất khuôn phép, và giáo dục theo lề giáo Việt Nam. Theo
tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân viết thì: “Hoàng hậu Nam Phương được giao phụ
trách việc dạy dỗ con cái. Các con bà đều có nơi ăn, nơi ngủ riêng. Hoàng tử
Bảo Long, sau khi được phong Hoàng thái tử (1938) được ra học tại lầu Tứ
Phương Vô Sự ngay trên thành nhìn ra cửa Hòa Bình phía sau điện Kiến Trung.
Hoàng hậu Nam Phương được một cô sẩm (Trung Hoa) giúp chăm sóc các con
nhỏ, một phụ nữ người Thụy Sỹ làm khán hộ, một bà giáo người Pháp dạy tiếng
Pháp cho các con bà. Từ năm 1942, triều đình đã mời thầy Ưng Quả làm “Đông
cung giáo đạo” (thầy giáo của Hoàng Thái tử). Thầy Ưng Quả là cháu nội của
Miên Trinh Tuy Lý vương, thầy giáo nổi tiếng giỏi nhất thời bấy giờ. Thầy Ưng
Quả dạy chữ Hán và văn minh văn hóa Đông Tây cho các con bà. Mặc dù đã có
thầy dạy ngay trong điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương vẫn cho các con
gái bà học trường nữ Đồng Khánh để cho các con bà được hòa nhập với cuộc
sống đời thường. Nhiều hôm theo xe đi đón con bà bắt gặp các Công chúa bị các
bà giáo trường Đồng Khánh phạt quỳ úp mặt vào tường. Bà rất đau lòng nhưng
phải ngoảnh mặt đi để tỏ lòng cung kính đối với sự dạy dỗ của các bà giáo.
Ngoài việc dạy dỗ con cái, lo việc gia đình trong điện Kiến Trung, Hoàng hậu
Nam Phương còn phải cùng với bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong Nội, thăm hỏi sức
khỏe của các bà Tiên Cung, Thánh Cung (bà nội của vua Bảo Đại) và bà Từ