Cung (mẹ vua). Bà là hình ảnh mẫu mực của một “nàng dâu” hiếu thảo thời bấy
giờ”. (Theo Nguyễn Đắc Xuân – viết theo tư liệu của Nguyễn Tiến lãng và Ưng
Thuyên).
Những vua chúa thời xưa, trước thời Bảo Đại, mỗi khi các vua chúa tiếp đón
những khách ngoại quốc tới thăm thường ít khi có bà vợ đi theo nên việc tiếp
đón cũng dễ dàng, không phải nhờ đến một người phụ nữ. Nhưng từ thời Bảo
Đại, tuy là chế độ phong kiến quân chủ, nhưng Bảo Đại đã theo lễ nghi của
nước Tây phương là phải có phu nhân đón tiếp các vị lãnh đạo nước bạn tới
thăm viếng, vì đa số họ đi đâu đều có vợ chồng cùng đi.
Những bà vợ của các nước Tây phương người ta thường gọi là Đệ nhất phu
nhân, vì là vợ của một Quốc trưởng, một Tổng thống, còn Thủ tướng, vợ không
được gọi là Đệ nhất phu nhân mà chỉ gọi là Phu nhân Thủ tướng. Nhưng cũng
có trường hợp một ông Quốc trưởng, hay một Tổng thống mà không có vợ để
đón tiếp thì cũng hơi khó và phiên toái. Vì vậy, thời chế độ Sài Gòn, Ngô Đình
Diệm làm Tổng thống mà lại không có vợ gì nên những khi tiếp đón một quốc
khách (Tổng thống, Quốc vương) có Đệ nhất phu nhân đi theo, Ngô Đình Diệm
đã phải nhờ cô em dâu là Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu – Cố vấn chính trị
của Diệm) để nhờ Lệ Xuân đón tiếp và nói chuyện với các vị quốc khách. Cũng
vì lý do trên nên người ta đã gọi Trần Lệ Xuân là Đệ nhất phu nhân. Nhưng
xưng danh như vậy là không đúng, vì Trần Lệ Xuân có là vợ của Ngô Đình
Diệm đâu mà gọi là phu nhân được. Như vậy cuộc tiếp đón vua Thái Lan và
Hoàng hậu Thái Lan sang thăm Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã phải nhờ Lệ Xuân
đón tiếp và nói chuyện với Hoàng hậu Thái Lan. Kể ra nếu có một phụ nữ nước
chủ nhà tiếp đón một nữ quốc khách tới thăm và trong lúc dự dạ tiệc thì cũng
vui và ngoại giao dễ thông cảm nhau hơn, nhất là người phụ nữ đón tiếp giỏi
ngoại ngữ thì giải quyết được nhiều vấn đề để hai quốc gia xích lại gần nhau
hơn.
Quay về triều Bảo Đại, năm 1942 vợ chồng Quốc vương xứ Campuchia sang
thăm Việt Nam theo lời mời của Bảo Đại, thì khi tiếp đón Hoàng đế và Hoàng
hậu xứ Chùa Tháp, bà Nam Phương Hoàng hậu đã tiếp đón và gây được nhiều
cảm tình, vì bà Nam Phương rất thông thạo Pháp ngữ và ăn nói dịu dàng nên vợ
chồng ông hoàng Sihanouk rất tâm đắc khi viếng cố đô Huế. Và sau đó một
năm, cũng theo lời mời của vợ chồng ông Hoàng xứ Chùa Tháp, Bảo Đại đã