NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 99

nơi đang tập trung lực lượng Việt Minh, cũng là nơi xuất phát các cuộc tiến
công vào các vị trí Pháp ở bên này sông.
“Trong sân, chiếc scout-car lăn bánh chầm chậm trên sỏi đến một nền cao, xây
kín ba mặt nằm giữa nhà băng và dãy nhà phụ đằng sau, xa đường, bên ngoài
không thể nhìn thấy được. Nhưng xe vừa dừng thì người lái thay đổi ý kiến, lui
xe và dừng lại trước lối vào chính, chân cầu thang lớn, nơi ông Fafard, giám đốc
nhà băng đang đứng đợi sẵn.
“Bà Nam Phương đã biết ông này từ lâu. Hai năm trước đây, khi ông mới đến
nhậm chức bà đã gặp hôm ông vào bệ kiến Nhà Vua. Bữa nay bà thấy ông có vẻ
khô khan, nghiêm nghị hơn như thường lệ, trong ánh sáng lờ mờ lọt qua cửa bên
trên gác lửng rồi xuống bậc tam cấp. Bà Nam Phương chú ý đưa mắt tìm bà
Fafard nhưng chỉ thấy một mình ông đứng đó. Còn cả gia đình đang ở trên gác
nấp sau cánh cửa chớp đóng kín. Các con ông bà Fafard vận quần áo chỉnh tề,
sạch sẽ, gọn gàng theo đúng tác phong của một gia đình công chức Pháp phải
đối phó với tình huống bất hạnh. Cử chỉ gần như anh hùng mà không biết. Sẵn
sàng được giới thiệu khi bà Hoàng hậu tới trú ẩn trong nhà băng.
“Suốt chiều nay, khi được biết gia đình cựu Hoàng đế đến ẩn náu trong nhà
mình các cô gái đã tập các cử chỉ đón chào sao cho cung kính, lễ phép. Chúng
tập nhún chân khi nghiêng mình chào khách, ôn lại cách đi đứng, chào hỏi cho
đúng phép tắc. Dù đang lúc chiến sự diễn ra ác liệt, các quả đạn trái phá 75 ly từ
hoàng thành bên kia sông bắn qua đầu sang phía trường Thiên Hựu, các cô gái
vẫn hớn hở rối rít chờ đón sự có mặt của gia đình Nhà Vua trong nhà mình.
Những người trong gia đình ông chủ nhà băng Đông Dương ở Huế vẫn coi việc
mẹ con bà Hoàng đến lánh nạn ở nhà mình là một vinh dự đặc biệt. Đối với họ,
coi như không có chuyện Nhà Vua thoái vị. Ông Fafard thuộc phái ủng hộ chính
phủ Vichy thân Đức, ông còn là bạn thân của Toàn quyền Decoux, không thể
một sớm một chiều quên ngay hình ảnh về chế độ quân chủ cũ.” (Theo tư liệu
của D. Grandclément, Nguyễn Văn Sự dịch, nxb Phụ Nữ).
Sống tạm trú ở nhà băng Đông Dương được ít lâu, bà Nam Phương thấy thiếu
thốn và cũng lo sợ nếu chiến tranh lan rộng không biết phe nào chiếm đóng
được nhà băng, hay bắn phá vào nhà băng thì cũng nguy đến tính mạng của
những người đang trú ẩn trong đó. Vì vậy bà Nam Phương lại nghĩ cách cho
người liên lạc với người chị của bà đang ở Đà Lạt để có thể bà (Nam Phương)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.