hiệu báo ra là đào tẩu. Cả gia đình mỗi người đeo một cái túi vải sau lưng để
chứa những vật dụng cần thiết. Theo lời kể của gia đình bà Nam Phương thì:
“Như thường lệ, Bảo Long là người đi đầu tiên. Phải chạy vài chục thước mới
đến chỗ lính Pháp đang bố trí che chắn. Tại sao lại chọn Bảo Long đi đầu tiên?
Rõ ràng ai cũng biết phải tận dụng yếu tố bất ngờ, người đi đầu sẽ không có
nguy cơ bị dính đạn, như người thứ hai hoặc thứ ba, đối phương đã kịp đề
phòng. Người Pháp cũng đã tính toán. Phải đảm bảo an toàn cho Bảo Long
trước tiên để sau này còn có người giữ ngôi báu”. Và mọi người đã dự kiến
nhiều biện pháp để đề phòng để tạo thuận lợi cho việc vượt qua được con phố,
nhưng họ quên mất việc để cho Bảo Long cải trang, mà lúc đó lại vẫn để Bảo
Long mặc chiếc quần soọc lửng màu trắng như mọi hôm, và như vậy sẽ tạo ra
một vệt sáng trong đêm tối. Như vậy mục tiêu dễ bị lộ. Nhưng mặc kệ Bảo Long
cứ nhắm một lối đi qua hàng rào thép gai bao quanh trường Thiên Hựu để chạy
thục mạng, và suýt vấp té, nhưng cuối cùng th ì cũng qua được sang phía lính
Pháp một cách an toàn. Sau đó bà Nam Phương cũng dắt mấy đứa con nhỏ chạy
theo. Lúc đó bộ đội Việt Minh quá bất ngờ nên họ không phát hiện kịp để ngăn
chặn được, hoặc họ còn nhân đạo nên không nỡ xả súng vào những người vô
tội, nhất là có mấy đứa trẻ thơ. Khi đã chạy vào trường Thiên Hựu, nơi quân đội
Pháp đang trú đóng thì có mấy xe bọc thép của quân đội Pháp đã tới nơi để bảo
vệ và chờ lệnh sẽ đưa gia đình bà Nam Phương đi đâu đó.
Người Pháp báo tin cho bà Nam Phương biết là chiến cuộc nay mai sẽ xảy ra ác
liệt, khu nhà dòng Cứu Thế sẽ ở giữa hai làn đạn, rất nguy hiểm nên họ đã tìm
được một nơi an toàn và kiên cố để đưa mẹ con bà Nam Phương tới lánh nạn
trong Ngân hàng Đông Dương. Nơi này cũng là chỗ quen biết của bà Nam
Phương vì bà đã gửi tiền bạc trong Nhà băng này, và vị Giám đốc Nhà băng
cũng đã gặp bà Nam Phương một đôi lần rồi. Nhà băng tuy không phải là trại
lính, nhưng nơi này có một hầm kiên cố dưới lòng đất đã xây để chứa bạc, vàng,
châu báu… của khách hàng gửi trước đây. Nơi này bây giờ để mẹ con bà Nam
Phương tạm ở được và an tâm.
Theo như tài liệu của D. Grandclément đã tả thì: “Chiếc scout-car bọc thép qua
ngã tư đại lộ Jules Ferry, quẹo trái, chạy tiếp một quãng trên đại lộ Clemenceau
dọc theo bờ sông Hương, rồi vượt qua cổng vào sân. Xe gắn súng máy đỗ ngoài
đường đợi. Bọn lính đi bảo vệ nhìn chăm chăm về phía thành nội bên kia sông,