quân đánh lẫn nhau như thời Thập Nhị sứ quân của Đại Việt, cũng như thời
Tam quốc của quý quốc vậy, vì thế võ học trở nên một nghề cần thiết
chuyên dùng kiếm, đó là Kiếm đạo. Nói cho cùng thì kiếm pháp ở cái giai
đoạn khởi đầu có khác nhau, nhưng khi luyện tập lên đến mức thượng thừa,
thì dẫu là kiếm đạo của Nhật, của Việt, của Trung nguyên cũng hợp về một
mối cả, chủ yếu là tâm. Tâm càng lắng, cùng kiếm hợp làm một, thì thân
ảnh tất nhiên biến theo kiếm, việc này Hân Lục Hiệpthừa biết, nguyên lý là:
nhanh, chuẩn và đúng lúc.
Dư lão chưởng môn nói :
- Võ thuật của quý quốc đánh giá cao thấp bằng đẳng cấp, việc đó thật.là
tiện lợi. Điền huynh là người đi lại nhiều, có bạn hữu bốn biển, Điền huynh
có ý niệm gì về các loại võ thuật trong thiên hạ?
- Thưa lão chưởng môn, theo ngu ý của tại hạ, kiếm pháp võ thuật trong
thiên hạ đều phát tích từ một mối, sau thêm bớt, trước tác, mà tạo thành
từng phái, mang từng tên khác nhau và cũng do công phu mà trở thành cao
thấp, lợi hại khác nhau mà thôi!
Thiên Hư đạo trưởng chen vào:
- Tiểu đệ ở Nhật một thời gian dài cùng Tứ và Ngũ đệ , có thời gian nghiên
cứu võ công của xứ này, một điều đặc biệt là nghề luyện kiếm tiến đến mức
kỳ tuyệt và những thanh kiếm ấy nặng hơn kiếm của Trung thổ, cán kiếm
dài, sử dụng bằng hai tay, luôn luôn một võ sĩ đạo có bên mình hai thanh
trường, đoản, nhưng ít khi dùng đến đoản kiếm trong chiến đấu. Thế kiếm
đi thật mạnh, thật trầm hùng, chém, bổ, chứ ít khi xử dụng đến mũi kiếm,
đệ cho đó là một loại quân tử kiếm, và đó cũng khiến cho kiếm đạo Nhật
mất đi cái biến hóa một cách độc hại, tuy nhiên khi địch thủ mà trúng kiếm
thì không bao giờ thoát chết được!
Dư chưởng môn cười nói :
- Việc nhận xét của lão đệ thì ta không thể có ý kiến gì được, Vì một thời
gian dài mười mấy năm, lão đệ nghiên cứu nền võ học của Nhật chắc chắn
là đến độ tinh vi, việc này thế nào cũng phải cho lão hủ này được sáng mắt
ra!
Hân Lục Hiệp nói: