20
VI. (PHẦN 06) NẠN DỊCH VACCINE: DỰA VÀO CHÍNH MÌNH.
Có hai loại cá. Loại thứ nhất sống tự do ngoài biển cả. Loại thứ hai được nuôi nhốt trong
các bè lồng. Vậy loại cá nào khỏe mạnh hơn? Chắc chắn, câu trả lời của hầu hết chúng ta
sẽ là, loại thứ nhất!
Bây giờ ta được biết thêm thông tin, rằng loại cá thứ hai được cung cấp đầy đủ thuốc men
kháng sinh v.v. trong thức ăn và do đó, không hề có bệnh! Còn loại thứ nhất vẫn hoàn toàn
sống trong biển cả tự nhiên. Vậy loại cá nào mạnh khỏe hơn? Vậy ta thích ăn loại nào hơn?
Câu trả lời của hầu hết chúng ta vẫn sẽ là, loại thứ nhất!
Bây giờ, ta hãy thêm một giả định, môi trường biển cả của loài thứ nhất bị ô nhiễm do con
người gây ra, giống như vụ formosa vậy. Giờ ta sẽ làm cách nào?
Cách 1: bằng mọi giá làm trong sạch môi trường biển, trả lại môi trường sống tự nhiên cho
cá. Đồng thời ngừng ăn cá.
Cách 2: những con cá được mang về từ vùng biển ô nhiễm sẽ được chích vaccine ngừa đủ
mọi loại bệnh do môi trường ô nhiễm. Sau đó tiếp tục ăn cá bình thường!
Chúng ta sẽ chọn cách nào? Cách thứ nhất hay thứ hai? Tôi nghĩ, hỏi cũng là trả lời rồi!
NHƯNG CON KHÔNG PHẢI LÀ CÁ!
Đúng vậy! Con cái chúng ta không phải là cá! Quý vị hãy thử thay từ "cá" trong ví dụ phía
trên bằng từ "bé gái", hay "bé trai" hay Tèo hay Tí, Na hay Cún... quý vị sẽ hình dung ra
vấn đề!
Tôi mượn câu chuyện trên để trả lời cho một dạng comment tôi gặp rất nhiều lần trong thời
gian qua, đại khái như sau "cho con tiêm vaccine là có rủi ro cũng sợ, nhưng nếu không
tiêm thì cũng sợ do bây giờ môi trường ô nhiễm quá nên dễ bệnh tật..." Đây chính là suy
nghĩ trùng khớp với "cách 2" mà tôi vừa viết ở trên!
MỘT MẨU KHOA HỌC
Trong series "Nạn dịch vaccine" tôi chưa một lần nào dùng từ "khoa học" ngoài trò đùa
"khoa học thuốc lá". Bởi tôi biết qua kinh nghiệm nhiều năm quan sát, rất ít người thực sự
hiểu thế nào là "khoa học" thế nào là "không khoa học". Nhưng hôm nay chủ nhật rảnh rỗi,
tôi sẽ viết linh tinh lang tang về "khoa học" một chút.
Trước hết, hãy nói về "không khoa học". Mỗi lần nghe cụm từ này phần lớn người Việt sẽ
ngay lập tức nghĩ tới một cái gì đó dỏm, không đáng tin cậy, thiếu logic v.v. và v.v. Nhưng
thật ra, ngay cả một trong những khái niệm quý giá nhất của loài người là TÌNH YÊU thì
chính nó lại là "không khoa học"! Không thể dùng bất cứ một kiến thức phương tiện hay
máy móc thiết bị nào của khoa học để chứng minh có tồn tại một thứ gọi là "tình yêu"!