NẠN NHÂN THỨ TƯ - Trang 60

Bệnh nhân vô danh giờ đã có tên. Các y tá phòng cấp cứu đã tìm thấy

một thẻ tên được gắn trên móc chìa khóa của ông. Ông ấy là Herman
Gwadowski, sáu mươi chín tuổi.

Catherine đứng trong buồng bệnh thuộc Bộ phận chăm sóc đặc biệt

sau khi phẫu thuật. Cô nghiên cứu một cách chuyên nghiệp những màn hình
và các thiết bị được đặt quanh giường của ông. Đường tim điện tâm đồ bình
thường hiện trên máy nghiệm dao động. Các đường động mạch ở mức một
trăm mười trên bảy mươi. Sơ đồ đường tĩnh mạch trung tâm của ông lên
xuống như những con sóng cồn trên biển nổi gió. Căn cứ vào những con số
thì ca mổ của ông Gwadowski đã thành công.

Nhưng ông vẫn chưa tỉnh lại, Catherine nghĩ khi cô soi đèn pin vào

con ngươi bên trái, rồi bên phải. Gần tám mươi tiếng sau ca mổ mà ông ấy
vẫn trong tình trạng hôn mê sâu.

Cô đứng thẳng lên, nhìn ngực ông nâng lên hạ xuống theo nhịp quay

của máy thông khí. Cô đã giúp ông ấy không bị chảy máu đến chết. Nhưng
thực sự cô đã cứu vãn được gì? Một cơ thể có trái tim còn đập nhưng bộ
não thì tê liệt chăng?

Cô nghe tiếng gõ cửa trên kính. Qua ô cửa phòng bệnh, cô thấy bạn

đồng nghiệp của mình, bác sỹ Peter Falco. Anh đang vẫy tay chào cô.
Khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ của anh có vẻ lo lắng.

Vài bác sỹ phẫu thuật nổi tiếng vì hay phát cáu trong phòng mổ. Có

người hùng hổ lao vào phòng mổ và khoác áo choàng của họ theo cái cách
mà người ta khoác áo choàng của hoàng đế. Có người lại tỏ ra là những kỹ
thuật viên tài ba lạnh lùng. Với họ, bệnh nhân chỉ là một mớ dụng cụ kỹ
thuật cần được sửa chữa.

Và rồi sau đó có Peter, Peter hài hước, cởi mở, luôn hát lạc điệu

những bài hát chói tai của Elvis Presley trong phòng mổ, người tổ chức
cuộc thi máy bay giấy trong văn phòng và vui vẻ bò bằng tay và đầu gối để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.