đáng kinh ngạc để thích nghi và thay đổi. Như chúng ta đã thấy trong các
chương trước, mỗi khi chúng ta học điều gì đó mới, cho dù đó là bản đồ
London hay khả năng xếp cốc, não bộ đều tự thay đổi. Đó là đặc tính của não -
tính dẻo - cho phép một cuộc hôn phối mới giữa công nghệ và sinh học của
chúng ta.
GẮN KẾT VỚI CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI
Chúng ta dần tiến bộ hơn trong việc gắn bổ sung máy móc vào cơ thể. Bạn
có thể không nhận ra điều đó, nhưng hiện nay hàng trăm ngàn người đang dạo
bước với thính giác và thị giác nhân tạo.
Với một thiết bị được gọi là ốc tai cấy ghép điện tử, một micro ngoài có
khả năng số hóa tín hiệu âm thanh và đưa nó vào thụ cảm thần kinh thính giác.
Tương tự, võng mạc nhân tạo có khả năng số hóa tín hiệu từ máy ảnh và gửi
nó qua một lưới điện cực gắn vào dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt. Đối
với những người điếc và mù trên khắp hành tinh, những thiết bị này đã khôi
phục lại các giác quan của họ.
Không phải lúc nào cách tiếp cận như vậy cũng có hiệu quả. Khi những
công nghệ này được giới thiệu lần đầu, nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi: não
bộ được kết nối với độ chính xác và chi tiết như vậy, liệu rằng có thể có một
cuộc đối thoại có ý nghĩa giữa các điện cực kim loại và các tế bào sinh học.
Liệu não bộ có thể hiểu những tín hiệu thô, phi sinh học hay nó sẽ bị nhầm
lẫn?
Hóa ra, não bộ có thể học cách diễn giải các tín hiệu đó. Việc sử dụng các
thiết bị cấy ghép này gần như giống như học một ngôn ngữ mới cho bộ não.
Ban đầu, não không thể hiểu được các tín hiệu điện ngoại lai, nhưng cuối cùng
các mạng lưới thần kinh đã phân tách được các mô hình từ dữ liệu truyền đến.
Mặc dù đầu vào là các tín hiệu thô, não bộ vẫn tìm ra cách để làm cho chúng
trở nên có ý nghĩa. Nó tìm kiếm các mô hình, đối chiếu với các giác quan