Khi thiết bị được bật lên sau giải phẫu một tháng, câu đầu tiên tôi nghe giống
như “Zzzzzz szz szvizzz ur brfzzzzzz?” Não tôi dần học được cách kiến giải tín hiệu
lạ. Không lâu sau, ‘Zzzzzz szz szvizzz ur brfzzzzzz?’ trở thành ‘Bạn đã ăn gì sáng
nay?’ Sau nhiều tháng luyện tập, tôi có thể sử dụng điện thoại trở lại, thậm chí nói
chuyện trong những quán bar và nhà ăn ồn ào.
Cấy ghép võng mạc làm việc theo nguyên tắc tương tự. Các điện cực nhỏ của
thiết bị võng mạc cấy ghép bỏ qua các chức năng bình thường của tấm thụ thể ánh
sáng, phát ra những chấm sáng nhỏ của hoạt động điện. Những bộ phận cấy ghép
này được sử dụng chủ yếu cho các bệnh về mắt, trong đó các thụ thể ánh sáng (giác
mạc) ở phía sau mắt đang thoái hóa, nhưng các tế bào thần kinh thị giác vẫn khỏe
mạnh. Mặc dù các tín hiệu được gửi từ thiết bị cấy ghép không phải là chính xác
những gì mà hệ thống thị giác đã quen thuộc, các quy trình sau đó vẫn có thể học
cách khai thác thông tin cần thiết cho việc quan sát.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong chương đầu tiên, những giác quan
này chỉ cho phép chúng ta trải nghiệm một phần rất nhỏ của thế giới xung
quanh. Tất cả các nguồn thông tin mà chúng ta không có cảm biến là vô hình
đối với chúng ta.
Tôi nghĩ những cổng thông tin cảm giác của chúng ta là các thiết bị ngoại
vi kết nối và vận hành. Điều mấu chốt là não không biết và không quan tâm
đến việc những dữ liệu ấy được thu nhận ở đâu. Bất cứ thông tin nào được
đưa vào, bộ não đều biết phải làm gì đó với chúng. Trong phạm trù này, tôi
nghĩ não bộ là một thiết bị tính toán đa năng: nó vận hành với bất cứ thứ gì nó
có. Ý tưởng ở đây là Mẹ Thiên nhiên chỉ cần kiến tạo ra các nguyên tắc hoạt
động của não một lần — rồi Mẹ Thiên nhiên được tự do để thiết kế các kênh
đầu vào mới.
Kết quả cuối cùng là mọi cảm biến mà chúng ta biết và yêu thích đơn
thuần chỉ là những thiết bị có thể được tháo ra tháo vào. Gắn chúng vào và
não có thể tiếp nhận được. Theo cơ chế này, tiến hóa không cần phải liên tục