thiết kế lại bộ não, chỉ cần làm điều đó với các thiết bị ngoại vi, và não bộ sẽ
tìm ra cách sử dụng chúng.
Chỉ cần lướt qua thế giới động vật, và bạn sẽ thấy các bộ cảm biến ngoại
vi rất đáng kinh ngạc được bộ não động vật sử dụng. Rắn có cảm biến nhiệt.
Cá dao thủy tinh có cảm biến điện để diễn giải sự thay đổi trong điện trường
cục bộ. Bò và chim có cảm biến từ tính, giúp chúng có thể tự định hướng theo
từ trường Trái đất. Một số động vật có thể nhìn thấy tia cực tím; voi có thể
nghe ở khoảng cách rất xa, trong khi chó trải nghiệm một thực tế phong phú
về mùi vị. Sự tôi luyện của chọn lọc tự nhiên đã tối đa hóa không gian khả
năng tận dụng, và đây chỉ là một số cách mà gen đã tìm ra để truyền dữ liệu từ
thế giới bên ngoài vào trong thế giới nội tại. Kết quả cuối cùng là sự tiến hóa
đã xây dựng một bộ não có khả năng trải nghiệm nhiều lát cắt khác nhau của
thực tại.
Hệ quả mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là các cảm biến đã quen thuộc
với chúng ta có lẽ không có gì đặc biệt hay mang tính nền tảng. Chúng chỉ là
những gì chúng ta đã thừa hưởng từ một lịch sử phức tạp của các ràng buộc
tiến hóa. Chúng ta không bị mắc kẹt với chúng.
Bằng chứng rõ ràng nhất của chúng tôi về nguyên lý cho ý tưởng này xuất
phát từ một khái niệm gọi là sự thay thế giác quan, nó để cập đến việc cung
cấp thông tin cảm quan qua các kênh cảm quan khác thường như lấy hình ảnh
nhờ tiếp xúc. Bộ não biết phải làm gì với thông tin này, bởi vì nó không quan
tâm đến việc những dữ liệu tìm đường vào như thế nào.
Có thể việc thay thế giác quan nghe như khoa học viễn tưởng, nhưng trên
thực tế nó đã thành hình đâu ra đấy. Công trình đầu tiên đã được công bố trên
tập san Nature vào năm 1969. Trong công trình đó, nhà khoa học thần kinh
Paul Bach-y-Rita đã chứng minh rằng các đối tượng bị mù có thể học cách
“nhìn thấy” vật thể - ngay cả khi thông tin thị giác được tiếp nhận theo một
cách khác thường. Những người mù ngồi trong một chiếc ghế nha khoa đã