ra lệnh; nó không điều phối hành vi từ trên cao. Thay vào đó, mỗi con kiến
phản ứng với các tín hiệu hóa học cục bộ từ các con kiến khác, hay từ ấu
trùng, kẻ xâm phạm, thực phẩm, chất thải hoặc lá. Mỗi con kiến là một đơn vị
bình thường, độc lập, với các phản ứng chỉ phụ thuộc vào môi trường và các
quy tắc mã hóa di truyền cho sự đa dạng của kiến.
Mặc dù thiếu việc ra quyết định tập trung, đàn kiến cắt lá đã cho thấy
những hành vi phức tạp vượt trội. (Ngoài nông nghiệp, chúng cũng biết cách
tìm khoảng cách tối đa từ tất cả các lối vào tổ đến chỗ bỏ các xác chết, một
vấn đề hình học phức tạp.)
Bài học quan trọng là hành vi phức tạp của bầy đàn không phát sinh từ sự
phức tạp trong từng cá thể.
Mỗi con kiến không biết nó là một phần của một nền văn minh thành công:
nó chỉ chạy các chương trình đơn giản và nhỏ bé của nó.
Khi có đủ số lượng kiến cùng nhau, một siêu tổ chức xuất hiện — với các
tính chất tập thể tinh vi hơn các phần cơ bản của nó. Hiện tượng này, được
gọi là “sự trỗi dậy,” là điều xảy ra khi các đơn vị đơn giản tác động theo đúng
cách và một cái gì đó lớn hơn phát sinh.
Điều mấu chốt ở đây là sự tương tác giữa những con kiến với nhau. Và
với bộ não cũng vậy. Tế bào thần kinh chỉ đơn giản là một tế bào chuyên biệt,
giống như các tế bào khác trong cơ thể của bạn, nhưng với một số chuyên
môn nhất định cho phép nó phát triển quy trình và truyền tín hiệu điện. Giống
như kiến, mỗi tế bào não riêng rẽ chỉ chạy chương trình cục bộ của nó suốt
cuộc đời, mang các tín hiệu điện dọc theo màng tế bào, tiết ra các chất dẫn
truyền thần kinh khi đến thời điểm, và đồng thời nó cũng bị sự truyền dẫn của
các tế bào khác kích thích. Chỉ có vậy thôi. Nó sống trong bóng tối. Mỗi
neuron dành cả cuộc đời trong một mạng lưới với các tế bào khác, đơn giản
chỉ để đáp ứng lại các tín hiệu. Nó không biết liệu nó có tham gia vào việc bạn
đang lướt mắt mình lên những trang sách của Shakespeare, hay di chuyển đối