khác trông giống người hàng xóm Bob của tôi) - vì vậy khi các sự kiện
được phát lại trong trí nhớ của bạn, thì kết quả là các sự kiện này sẽ chiếm
nhiều thời gian hơn. Nói cách khác, dường như chúng ta không thực sự trải
nghiệm những tai nạn đáng sợ trong trạng thái chuyển động chậm; thay vào
đó, ấn tượng này là kết quả từ cách ký ức được đọc. Khi chúng ta tự hỏi
“Điều gì đã xảy ra?” thì chi tiết của trí nhớ cho chúng ta biết rằng sự việc
dường như ở trong trạng thái chuyển động chậm, mặc dù thực tế lại không
phải như thế. Sự bóp méo thời gian là điều xảy ra khi hồi tưởng, một mẹo
của trí nhớ để viết nên câu chuyện về thực tại.
Bây giờ, nếu bạn bị tai nạn đe dọa đến tính mạng, bạn có thể khăng
khăng nói rằng bạn đã thấy rõ trạng thái chuyển động chậm khi sự việc xảy
ra. Nhưng lưu ý: đó là một mẹo khác về thực tại có ý thức của chúng ta.
Như chúng ta đã thấy ở phần trước về sự đồng bộ hóa các giác quan, chúng
ta không bao giờ thực sự hiện diện tại thời điểm sự việc diễn ra. Một số nhà
triết học cho rằng nhận thức có ý thức đơn thuần chỉ là rất nhiều ký ức
được truy vấn nhanh: bộ não của chúng ta luôn hỏi “Điều gì vừa xảy ra?
Điều gì vừa xảy ra?” Như vậy, trải nghiệm ý thức thực ra chỉ là một ký ức
tức thì.
Một lưu ý khác, thậm chí sau khi chúng tôi công bố nghiên cứu về chủ để
này, một số người vẫn nói với tôi rằng họ thấy sự kiện thực sự diễn ra như
một bộ phim quay chậm. Vì vậy, tôi thường hỏi họ liệu người đứng bên
cạnh họ trong xe có đang la hét như trong các bộ phim quay chậm, với từ
“khôngggggggg” ngân dài không? Họ phải thừa nhận rằng điều đó không
xảy ra. Và đó là một phần lý do khiến chúng tôi nghĩ rằng thời gian nhận
biết không thực sự kéo dài ra, bất kể thực tại bên trong như thế nào.
NGƯỜI KỂ CHUYỆN