NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 378

người nghèo cầm quyền, người giàu bao giờ cũng lo sợ bị người nghèo dùng
chính quyền để lạm dụng họ.

Cái tâm thế đó ở người giàu có thể tạo ra một sự bất bình thầm lặng.

Nhưng xã hội không vì thế mà bị lung lay dữ dội. Bởi vì cùng cái lí do nào
ngăn cản người giàu tin tưởng vào nhà lập pháp lại ngăn cản họ chống lại
những điều răn cấm của nhà lập pháp. Anh ta không làm ra luật pháp vì anh
ta là người giàu, và không phải vì anh ta là người lắm của mà lại dám vi
phạm luật pháp. Nói chung, ở các quốc gia văn minh, chỉ có những con
người chẳng có gì để mất thì mới nổi loạn. Vậy là, nếu như luật pháp của
nền dân trị không phải là bao giờ cũng đáng được tôn trọng, thì hầu như bao
giờ nó cũng vẫn được tôn trọng. Bởi vì nói chung những ai vi phạm luật
pháp thì vẫn cứ phải tôn trọng những gì mình làm ra và cầu lợi từ đó, và
những công dân nào có thể có lợi trong việc vi phạm chúng đều vì tính cách
của họ và vì vị trí của họ mà phải tuân thủ theo ý chí của nhà lập pháp. Vả
chăng, ở Mĩ, nhân dân không chỉ tuân thủ luật vì đó là luật của họ, mà còn
bởi vì nhân dân có quyền thay đổi luật đó khi ngẫu nhiên nó làm tổn thương
họ. Trước hết người dân tuân thủ luật như phải theo một cái xấu tự mình áp
đặt cho mình, và sau đó coi như phải tuân theo một cái xấu không vĩnh viễn.

HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO CỦA TẤT CẢ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH
TRỊ Ở HOA KÌ; ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÓ ĐỐI VỚI

XÃ HỘI

Khó có thể hình dung hoạt động chính trị ở Hoa Kì

mà lại thiếu tính tự do và sự bình đẳng. − Sự chuyển
động lớn không ngừng khuấy động công cuộc pháp chế
chỉ là một khúc kéo dài của sự chuyển động phổ quát
kia. − Người Mĩ khó lòng chỉ biết chăm chăm đến việc
riêng của mình thôi. − Sự xáo động về chính trị lan sang
cả xã hội dân sự. − Hoạt động công nghiệp của người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.