NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 36

của thuyết cộng đồng

[21]

, phê phán chủ nghĩa cá nhân và bộ máy hành chính

phúc lợi, ủng hộ cho các lực lượng gắn kết xã hội trong nền dân trị. Tác
phẩm nổi tiếng nhất của chủ nghĩa này là của Bellah mang nhan đề từ chính
thuật ngữ của Tocqueville: “The habits of the heart” (Các tập quán của con
tim)

[22]

và tự xem “một cách mặc nhiên và minh nhiên” như là sự “tiếp thu

chi tiết và chú giải về Tocqueville” (Sđd, tr. 349). Tác phẩm nổi tiếng khác
là của Robert Putnam

[23]

đề ra khái niệm đang lừng danh hiện nay là “vốn

xã hội” (Social capital), theo đó một nền dân trị vận hành tốt là nhờ vào
“vốn xã hội” của những công dân, từ chức năng mang lại sự tin cậy và cố
kết có ý nghĩa “sống còn” của những hội đoàn và sáng kiến công dân.

Nếu sự hồi sinh của Tocqueville trong thời kì “New Deal” (các thập niên

30-40 của thế kỉ XX) là nhằm để khắc phục các xung đột giai cấp thì ngày
nay, nó lại giúp cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn về sự bất đồng thuận, sự
dị biệt và tính hàm hồ, nước đôi của xã hội “hậu dân chủ” trong một cách
đọc “hậu hiện đại” về Tocqueville để tìm cách “điều trị”

[24]

.

Ở châu Âu, ảnh hưởng của Tocqueville cũng khá phong phú. Ông cung

cấp tư tưởng chủ đạo cho “cuộc cải cách luật bầu cử” của Anh năm 1866/67
cũng như trong “Constituante” (Hiến pháp) năm 1875 ở Pháp với chế độ
lưỡng viện và sự cân bằng giữa hành pháp và tư pháp.

Về tư tưởng, như đã nói, ông gây ảnh hưởng quyết định lên J. S. Mill, và

chính J. S. Mill tự nhận là người kế tục và có công truyền bá Tocqueville ở
Anh. Trong thời chiến tranh lạnh, F. von Hayek cố biến Tocqueville thành
đối thủ của Marx, nhưng chính Raymond Aron

[25]

đã bác lại khi cho rằng

mối lo lớn của Tocqueville không phải là nhà nước nói chung mà là bộ máy
hành chính phúc lợi “gia trưởng”. (Aron muốn hiểu Tocqueville như là nhà
“tự do-bảo thủ” theo hướng Montesquieu để chống lại chủ trương tái-phân
phối tài sản của Đảng xã hội Pháp đương thời!). Ở Đức, từ Nietzsche cho
đến T. W. Adorno, J. Habermas, Tocqueville luôn là một nguồn tham khảo
và gợi hứng cho việc phê phán xã hội và văn hoá. Tác giả nổi bật ở đây là
Hannah Arendt

[26]

. Arendt nhìn thấy nơi Tocqueville các yếu tố tiên phong

trong việc chống lại chủ nghĩa chuyên chế hiện đại, nhất là “chủ nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.