NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 35

người Pháp” (Frenchman) này, vì thấy ở Tocqueville một thần tượng mang
lại “bộ mặt” cho nước Mĩ. Các tác giả bảo thủ ca tụng Tocqueville vì ông đã
xem tôn giáo như là đối trọng luân lí cho chủ nghĩa đa nguyên hiện đại. Các
nhà tự do chủ nghĩa khen Tocqueville vì đã cố bảo vệ sự tự do trong điều
kiện bình đẳng của xã hội. Các nhà cộng hoà tân-tự do thì nhận ra chính
mình trong phê phán của Tocqueville đối với bộ máy quản lí hiện đại. Cánh
tả chính trị lại nhấn mạnh đến yếu tố tham gia của người công dân trong học
thuyết dân chủ của Tocqueville. Tất nhiên, cũng không thiếu tiếng nói phê
phán. Mạnh nhất là Jonathan Breyce trong The Predictions of Hamilton and
de Tocqueville
(1887) xem những phân tích của Tocqueville là hoàn toàn
chủ quan và “nghiệp dư”, vì sự “đồng thuận phổ biến” (consensus
niversalis) được Tocqueville quan sát trong xã hội Mĩ từ lâu đã không còn
nữa trước sự phân hoá giai cấp, văn hoá và làn sóng công nghiệp hoá và
nhập cư ồ ạt. Mặc khác, với sự ra đời của “siêu cường” Mĩ, người dân Mĩ đã
đủ tự tin và không cần đến sự “thừa nhận” từ bên ngoài nữa.

Tư tưởng của Tocqueville lại hồi sinh mạnh mẽ trong thời kì “New Deal”

(Chính sách kính tế-xã hội mới của Roosevelt năm 1932). Khởi đầu là nhờ
G. W. Pierson tái dựng lại chuyến đi của Tocqueville (G. W. Pierson,
Tocqueville and Beaumont in America, New York 1938). Quyến sách được
đọc rộng rãi vì nhấn mạnh đến vị trí hầu như ngoại lệ của nước Mĩ và cả
những khuyết điểm của nền dân trị. Tocqueville trở thành nhà tiên tri cho
thời đại “quần chúng”, tiên báo đúng đắn những nguy cơ lẫn cơ hội của thời
hiện đại, đồng thời như là “cha đẻ tinh thần” cho một nền dân trị “tự do và
thịnh vượng” của Mĩ đối lập lại cơn đau đẻ khó khăn của châu Âu! Ngoài ra,
ngành “Hoa Kì học” (Americanistics) mới ra đời cũng có thể khai thác vô
vàn chi tiết phong phú về lịch sử, văn hoá và văn học từ tác phẩm của
Tocqueville.

Nhưng, sự hồi sinh thực sự về Tocqueville diễn ra vào hai thập niên cuối

thế kỉ XX và kéo dài đến hiện nay chung quanh cuộc tranh luận về “chủ
nghĩa cộng đồng” (communitarism). Cùng với Aristotle, Rousseau và Hegel,
Tocqueville được tôn vinh như là “spiritus rector” (“người cha tinh thần”)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.