NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 34

Montesquieu trên nền tảng dân chủ của Rousseau và bảo đảm an toàn cho
mục tiêu ấy bằng sự hiền minh của Pascal

[20]

. Ông không có cao vọng như

Hegel, Marx hay August Comte để khẳng định một sự vận động lịch sử sẽ
hướng đến một trật tự nhất định trong tương lai. Viễn tượng của ông chỉ là
nhận biết “sự thật khách quan” của thời hiện đại. Theo ông, ai nhắm mắt
trước những sự thật do nền dân trị hiện nay tạo ra là “tụt hậu” về nhận thức.
Tuy nhiên, việc hướng đến cái gì “khách quan” được ông giải thích bằng
một khái niệm khá huyền hoặc: sự thiên hựu (Providence). Tuy nhiên, ông
hiểu “thiên hựu” không phải là sự “giải thoát” hay “cứu chuộc” nhân loại
theo nghĩa mạt thế luận (eschatologique), mà chỉ là sự hiện hữu của những
sự thật lịch sử mà con người không thể từ khước, độc lập với quan điểm cá
nhân mình. Do đó, khi gọi nền dân trị là “sản phẩm của thiên hựu”, ông chỉ
muốn nói rằng xã hội hiện đại là một sự thật khách quan như thế, vượt ra
khỏi bất kì sự lí giải chủ quan nào. Bạn ông, nhà kinh tế học Anh Nassau
William có lẽ hiểu ông hơn cả: “Tocqueville xem nền dân trị như là một chủ
nhân ông khiến người ta phải kính sợ; người ta có thể không yêu nó, nhưng
phải biết vâng lời nó” (Toàn tập, Gallimard, VI, 2, tr. 504 và tiếp).

Triết học lịch sử của Tocqueville phân biệt các lĩnh vực nào con người có

thể can thiệp và kiến tạo theo ý mình, và những lĩnh vực nào ta không thể dự
đoán hết được mà chỉ có thể xem như là những “đại lượng khả biến” để định
hướng cho mình. Nếu hiểu chữ “thiên hựu” như là “vận mệnh” của con
người, ta có thể mượn câu sau đây của ông ở cuối tác phẩm để kết luận:
“Thiên hựu [hay Vận mệnh] đã tạo ra loài người không phải hoàn toàn độc
lập mà cũng không hoàn toàn nô lệ. Đúng ra, nó vẽ một vòng tròn định
mệnh chung quanh mỗi con người khiến ta không thể nào trốn thoát được,
nhưng, bên trong các ranh giới rộng rãi ấy, con người là đầy uy lực và tự do.
Các dân tộc cũng thế”.

9. Việc “khó phân loại và xếp hạng” Tocqueville càng khiến cho quá trình

đọc và thảo luận về ông thêm phong phú và phức tạp. Hầu như xu hướng
nào cũng có thể tìm thấy nơi ông một người “đồng minh”. Các đời tổng
thống Mĩ từ Eisenhower, Reagan cho đến Clinton luôn viện dẫn đến “ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.