người có thật. Họ có thể dùng cách nói thế này: sức mạnh quy luật đòi hỏi
các khả năng phải đứng ra cai quản.
Tôi không mong muốn gì hơn là nói rõ được ý tưởng của mình bằng kinh
nghiệm bản thân như sau:
Tôi thường hay dùng từ “bình đẳng” theo nghĩa tuyệt đối. Ngoài ra, ở nhiều đoạn tôi cũng
nhân cách hoá từ “bình đẳng” ra, và vì thế mà có lần tôi đã nói rằng sự bình đẳng đã làm ra
được một đôi điều này hoặc tự kiềm chế không làm đôi ba điều nọ. Ta có thể khẳng định là con
người thời vua Louis XIV chắc hẳn không nói năng như thế. Chắc chắn trong bọn họ ai đó hễ
nghĩ đến việc dùng từ “bình đẳng” thì cứ phải gán nó với một sự vật riêng rẽ, và chắc hẳn họ sẽ
từ chối dùng từ đó hơn là đồng tình tạo ra cho từ “bình đẳng” dáng dấp một con người đang
sống thật.
Những ngôn từ trừu tượng đầy rẫy trong các ngôn ngữ thời dân chủ ấy,
mà người ta đem dùng mọi lúc mọi nơi với bất kể đối tượng nào, khiến cho
tư tưởng họ to tát thêm lên và có cái màng che chắn đi. Chúng khiến cho
cách biểu đạt nhanh lên và làm cho tư tưởng kém sáng tỏ đi. Nhưng, xét
theo hiện tượng ngôn ngữ, con người trong thể chế dân chủ vẫn cứ thích sự
tối tăm hơn là sự gia công cho mọi diễn đạt được trong sáng.
Tôi không rõ liệu sự mơ hồ có chút duyên nào hấp dẫn những con người
đang nói năng và đang viết lách ở đó.
Những con người sống trong thể chế dân chủ, vốn thường tự mình lao vào
những hoạt động tinh thần nên cũng luôn luôn hành động trong nỗi hoài
nghi trí tuệ. Ngoài ra, do chỗ hoàn cảnh không ngừng đổi thay, nên họ cũng
chẳng khi nào kiên định trong quan điểm, cũng hệt như sản nghiệp của họ
không thể nào cố định bất biến vậy.
Vậy cho nên những con người sống trong các thể chế dân chủ, tư tưởng
thường hay chao đảo; cần có những cách diễn đạt rất bao quát để giam tư
tưởng họ vào đó. Do chỗ họ không bao giờ dám tin chắc những ý tưởng hôm
nay liệu có phù hợp với tình hình mới sẽ diễn ra ngày mai hay không, nên
họ thường thích diễn đạt bằng những ngôn từ trừu tượng. Một ngôn từ trừu