mại và sản xuất công nghiệp; và cũng cái tinh thần đó, được họ đem ra bãi
chiến trường, khiến họ tự nguyện đem thân mình phơi ra trước hiểm nguy,
để chỉ trong một khoảnh khắc là đủ bảo đảm cho mình cái giá của chiến
thắng. Chẳng có những chuyện vĩ đại nào là đủ sức thoả mãn trí tưởng tượng
những con người của thể chế dân chủ hơn là cái vĩ đại quân sự, cái vĩ đại toả
sáng và đột nhiên, chẳng cần lao động mà cũng có, chỉ có mỗi một hiểm
nguy, đó là mạng sống của mình thôi.
Vậy là, lợi ích và sự thích thú thì khiến cho các công dân một nền dân chủ
lánh xa chiến tranh, những thói quen tinh thần của họ lại chuẩn bị cho họ
tiến hành chiến tranh một cách tốt đẹp. Họ dễ dàng trở thành những người
chiến sĩ tốt ngay khi người ta rút được họ ra khỏi công việc họ đang tiến
hành cùng sự chăm lo hạnh phúc họ đang đeo đuổi.
Nếu như hoà bình là điều đặc biệt tai hại cho quân đội của các nền dân
chủ, thì chiến tranh lại bảo đảm cho các quân đội đó những thuận lợi mà họ
không bao giờ có được. Và những thuận lợi đó, dù rằng mới đầu thì rất ít
mẫn cảm trước con mắt mọi người, song về lâu về dài thì không thể thiếu để
đem lại chiến thắng cho những quân đội dân chủ đó.
Một quốc gia quý tộc trị, khi tiến hành chiến tranh chống lại một quốc gia
dân chủ khác, nếu ngay từ những trận đánh đầu tiên mà chẳng thể huỷ diệt
được họ, thì sẽ gặp nguy cơ bao giờ cũng bị họ đánh bại. (Xem E)
CHÚ THÍCH
(E)
Trong chương sách liên quan đến chú thích này, tôi vừa mới chỉ ra một
nguy cơ; tôi muốn chỉ ra một nguy cơ khác nữa, hiếm hơn, nhưng một khi
nó xuất hiện thì đáng sợ hơn rất nhiều.
Nếu sự yêu thích hưởng thụ vật chất và sự thích thú hạnh phúc mà quyền
bình đẳng tự nhiên gợi ra được cho con người, sau khi chiếm lấy tinh thần
của những con người sống trong thể chế dân chủ, lại có thể làm cho tất cả