NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO? - Trang 164

Nhưng từ 1997 đến 2000, trung bình hàng năm giá nhà tăng tới 19,4%,

trong khi thu nhập cá nhân hầu như không thay đổi. Vậy tại sao người ta có
thể sẵn lòng trả nhiều tiền như vậy? Lý do ở đây chính là tín dụng, được
các chính sách của Chính phủ làm cho trở nên dễ dàng hơn, với lãi suất
thấp hơn. Nhưng tín dụng không thể phình to mãi, và cuối cùng các điều
kiện vay tiền đã thắt chặt trở lại. Khi tín dụng bị thắt chặt, chẳng còn gì
khiến giá nhà có thể tiếp tục tăng được nữa.

Như vậy, khi thị trường đã đạt đỉnh của nó, nguồn tiền dễ dàng từng đổ

vào nền kinh tế trong những năm trước nay dừng lại. Ngay cả khi không có
những đảo lộn nào về kinh tế sau khi bong bóng nhà đất vỡ tung (thực tế là
có!), nền kinh tế chắc chắn phải co lại về quy mô khi không còn có thêm
tiền mặt đầu tư vào nữa. Một đợt suy thoái không chỉ là đương nhiên, mà
còn hết sức cần thiết để tái cân bằng nền kinh tế.

Nhưng khi nền kinh tế bắt đầu co lại, những nhà làm luật và nhà kinh tế

không xem điều này là hậu quả tất yếu của giai đoạn đầu tư dễ dãi và chi
tiêu quá mức trước đó, mà lại coi bản thân sự suy thoái là vấn đề cần giải
quyết. Nói cách khác, họ nhầm lẫn cách chữa bệnh với chính bản thân căn
bệnh.

Mục tiêu chính sách của cả hai Chính phủ dưới thời Bush và Obama đều

là thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu như họ đã từng chi tiêu trước khi bong
bóng nhà đất vỡ tan. Nhưng bằng cách nào? Nếu thất nghiệp gia tăng, thu
nhập và giá nhà đều giảm, người ta lấy tiền đâu ra mà tiêu xài?

Các nhà kinh tế bèn tuyên bố rằng nếu người dân không thể chi tiêu,

Chính phủ phải bước ra và làm việc đó! Nhưng Chính phủ làm gì có tiền!
Tiền của Chính phủ là tiền thuế, tiền đi vay hay... in ra mà thôi.

Hiện nay, quá trình này đơn giản chỉ làm gia tăng khoản nợ công khổng

lồ (khoảng 1,6 ngàn tỷ USD mỗi năm, và còn tiếp tục). Và mặc dù những
con số là khá tồi tệ, chúng ta vẫn có thể bán hầu hết số nợ này ra thị trường
mở, chủ yếu là bán cho người nước ngoài.

Nhưng vận may của nước Mỹ không thể kéo dài mãi mãi. Sẽ đến lúc

Chính phủ Mỹ chỉ còn vỏn vẹn hai lựa chọn: tuyên bố vỡ nợ với các chủ nợ
và thương lượng cách giải quyết, hoặc chấp nhận lạm phát bằng cách in

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.