NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO? - Trang 17

Khi lập luận này ra đời vào thập niên 1920, 1930, những môn đệ của

Keynes (những người Keynesian) vấp phải xung đột với những người theo
“trường phái Áo”, ủng hộ lập luận của các nhà kinh tế như Ludwig Von
Mises. Trường phái Áo cho rằng suy thoái là cần thiết, để bù lại cho những
quyết định thiếu khôn ngoan trong giai đoạn bùng nổ kinh tế trước đó, và
kinh tế luôn bùng nổ trước khi suy thoái. Họ tin rằng tăng trưởng trong giai
đoạn đầu là do những tín hiệu sai lầm phát ra cho các doanh nghiệp, khi
Chính phủ kích thích kinh tế bằng cách hạ thấp lãi suất.

Như thế, trong khi những người theo Keynes tìm cách giảm tác hại của

suy thoái, thì những người theo trường phái kinh tế Áo lại lo ngăn ngừa
những đợt tăng trưởng giả tạo.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế sau đó, những người Keynesian có một

lợi thế nổi bật.

Do giải pháp của họ đưa ra là “không đau đớn”, họ được các chính trị gia

ủng hộ. Hứa hẹn giải quyết thất nghiệp và đảm bảo tăng trưởng mà không
cần phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công, những chính sách mà Keynes
ủng hộ cũng tương tự như những phương pháp giảm cân thần kỳ, không
yêu cầu người áp dụng phải ăn kiêng hay tập thể thao! Tuy rất phi lý,
nhưng những hy vọng này mang tính an ủi cao, và hết sức ấn tượng trong
những chiến dịch tranh cử.

Tư tưởng kinh tế kiểu Keynes cho phép các Chính phủ giả vờ tin rằng có

thể nâng cao mức sống của người dân qua việc bấm nút chạy máy in tiền!

Do khuynh hướng thân Chính phủ, ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước

vào nền kinh tế, so với các nhà kinh tế thuộc trường phái Áo thì các nhà
kinh tế Keynesian dễ được Chính phủ bổ nhiệm hơn vào các cơ quan quản
lý kinh tế. Các trường đại học đào tạo ra những Bộ trưởng Tài chính hay
Thống đốc Ngân hàng Trung ương dĩ nhiên có được uy tín cao hơn những
trường khác. Và tất nhiên các khoa kinh tế học sẽ ưa thích các giáo sư ủng
hộ Keynes hơn. Những người theo trường phái kinh tế Áo dần dần bị đẩy ra
ngoài lề.

Tương tự, các định chế tài chính, nơi tuyển dụng chính của các nhà kinh

tế, cũng ưa thích lý thuyết của Keynes hơn. Các ngân hàng lớn, các hãng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.