vực này quá rộng lớn và mù mịt, phi logic, do đó ngay cả những đầu óc
thông minh nhất cũng không thể dự đoán chính xác được.
Nhưng nếu tôi nói với các bạn rằng tính chất lưỡng diện
của kinh tế mà
những người theo Keynes đề xuất là hoàn toàn không tồn tại, thì sao? Nếu
kinh tế học đơn giản hơn rất nhiều thì sao? Nếu cái gì là tốt cho con ngan ắt
hẳn cũng tốt cho con ngỗng thì sao nào? Nếu một gia đình cũng như một
quốc gia đều không thể chỉ chi tiêu mà thịnh vượng, giàu có được, thì
sao???
Nhiều người quen thuộc với việc tôi dự đoán chính xác cuộc khủng
hoảng năm 2008 cho rằng trí tuệ thông thái của tôi là nguồn gốc của tầm
nhìn sáng suốt đó. Tôi cam đoan với các bạn rằng tôi chẳng mấy thông
minh hơn hầu hết các nhà kinh tế, những người không thể nhận ra một
bong bong tài sản ngay khi bong bóng ấy ngồi chễm chệ trong phòng khách
nhà họ cả tháng trời! Cái mà tôi có, ấy là sự hiểu biết căn bản và sâu sắc về
những nguyên lý cơ bản của kinh tế học mà thôi.
Tôi có lợi thế đó, vì khi tôi còn nhỏ, cha tôi đã cho tôi một bộ công cụ để
có thể chui qua mớ bùng nhùng mang tên kinh tế học. Bộ công cụ đó được
trao cho tôi dưới dạng những chuyện kể, những ẩn dụ hay ngụ ngôn, và
những bài tập thử nghiệm tư duy. Một trong những câu chuyện đó sẽ là cơ
sở cho cuốn sách này.
Cha tôi, Irwin Schiff, được biết tới nhiều nhất như là một thành viên của
phong trào phản đối chính sách thuế thu nhập Liên bang. Suốt 35 năm, ông
đã đấu tranh chống lại những phương pháp của Sở Thuế vụ Liên bang
(Internal Revenue Service, hay IRS - ND), đồng thời khẳng định rằng việc
đánh thuế thu nhập là vi phạm ba điều khoản về thuế quy định trong Tu
chính án số 16 của Hiến pháp Mỹ, cũng như vi phạm luật thu nhập, ông đã
viết nhiều sách về đề tài này và từng công khai kiện Chính phủ Liên bang
ra tòa. Vì những hoạt động này mà ông phải trả giá khá đắt: 82 tuổi vẫn
phải vào thụ án ở nhà tù Liên bang!
Nhưng trước khi quan tâm đến vấn đề thuế má, cha tôi từng tạo dựng tên
tuổi cho bản thân như một nhà kinh tế.