đổi cho toàn bộ lượng giấy bạc của Hệ thống Dự trừ Liên bang được nắm
giữ ở cả bên trong và bên ngoài nước Mỹ. Để giải tỏa nỗi lo này, họ khuyên
Tổng thống Mỹ bãi bỏ khoản đảm bảo 25% vàng cho đồng USD nội địa, từ
đó có thể dùng lượng dự trữ này đảm bảo cho những người nắm giữ USD ở
các nước khác. Có thể cách làm này sẽ làm yên lòng các Chính phủ ngoại
quốc và ngăn chặn đợt “xuất huyết” vàng vừa nêu. Irwin Schiff, khi đó là
một chủ doanh nghiệp ở Connecticut, cho rằng ý tưởng đó thật là kỳ quặc.
Irwin gửi một lá thư cho Thượng Nghị sỹ Texas là ông John Tower,
người tham gia ủy ban giải quyết vấn đề vàng lúc đó, nêu rõ Mỹ chỉ có 2
lựa chọn: giảm cơ cấu giá cả chung xuống cho phù hợp với giá vàng của
năm 1932, hoặc tăng giá vàng để phù hợp với mức giá của năm 1908. Nói
cách khác, để trả giá cho 40 năm lạm phát theo kiểu Keynes, lúc này nước
Mỹ hoặc là phải làm sao để giảm giá hàng hóa nói chung, hoặc phá giá
đồng USD.
Tuy Irwin lập luận rằng giảm phát là cách làm có trách nhiệm hơn, vì nó
giúp khôi phục sức mua của đồng tiền, song ông cũng hiểu rằng các nhà
kinh tế (một cách sai lầm) luôn coi giá cả giảm là thảm họa, và rằng Chính
phủ luôn ưa thích lạm phát hơn (vấn đề này sẽ được trình bày kỹ trong
cuốn sách này). Hiểu xu hướng đó, ông đề xuất rằng ít ra Chính phủ phải
thừa nhận sự giảm giá trị của USD và phá giá USD so với vàng. Trong bối
cảnh này, ông tính toán giá vàng sẽ vào khoảng 105 USD / ounce.
Ông cũng lo ngại khả năng xảy ra một lựa chọn thứ ba: Chính phủ không
làm gì cả (thực tế mọi chuyên đã xảy ra đúng như vậy). Cũng như ngày
hôm nay, lựa chọn đặt ra là đối diện với vấn đề hay để chúng lại cho các thế
hệ tương lai. Họ đã chọn cách “để lại cho con cháu”, và chúng ta chính là
thế hệ con cháu đó!
Tower rất ấn tượng với lập luận cơ bản của Irwin và đã mời ông trình
bày trước toàn thể ủy ban. Tại buổi họp này, tất cả những chuyên gia cao
cấp về tiền tệ của Hệ thống Dự trữ Liên bang, Bộ Tài chính và Quốc hội đề
thống nhất rằng việc loại bỏ bản vị vàng sẽ khiến đồng USD mạnh hơn, giá
vàng giảm xuống, và mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng mới.