Thực tế thì cuộc Đại Suy Thoái đã khởi động công việc đau đớn nhưng
chưa hoàn thành của việc tái cân bằng nền kinh tế. Năm 2009, tỷ lệ tiết
kiệm quốc gia tăng lần đầu tiên sau nhiều năm, thâm hụt thương mại bắt
đầu co lại sau khi tăng chóng mặt trong suốt thập kỷ. Nhưng các chương
trình kích cầu của chính quyền Bush rồi Obama đã làm ngừng quá trình đó.
Việc tạo ra những khoản nợ lớn hơn bao giờ hết đã ngăn chúng ta quay lại
với các tiêu chuẩn sống tương xứng với năng suất của nền kinh tế.
Nhưng đến một thời điểm trong tương lai gần, có thể là vài năm tới,
chúng ta sẽ gặp rắc rối với nợ nần. Cho đến nay chúng ta vẫn né tránh được
mọi thứ tệ hại, hay những viên đạn. Không may là do thâm hụt ngân sách
hàng năm ngày càng tăng, cũng như khả năng phá sản của hệ thống An sinh
Xã hội và Chăm sóc sức khoẻ Medicare (một phần do sự dịch chuyển nhân
khẩu của những người thuộc thế hệ ra đời sau Thế chiến II nay đến tuổi về
hưu), những viên đạn sẽ hướng thẳng vào chúng ta với tốc độ cao hơn, với
tần suất nhiều hơn!
Washington không thể hiện bất cứ sự sẵn sàng nào để giải quyết vấn đề
này. Việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ chưa từng được xem xét, chứ
đừng nói tới việc thực hiện. Khi mới nhậm chức, Tổng thống Obama từng
khá màu mè khi thực hiện việc “soi từng dòng” trong chi tiêu ngân sách
liên bang lên tới 3.000 tỷ USD để tìm ra “những khoản chi lãng phí”. Rốt
cuộc quá trình này giúp tiết kiệm được một khoản nhỏ nhoi là 17 tỷ USD,
tức là chưa tới 0,5% ngân sách! Ngay cả những người đề xuất khoản cắt
giảm này cũng nhận được hàng tràng phản đối từ cả hai Đảng Cộng hòa và
Dân chủ.
Nếu Chính phủ không vận dụng những nguyên tắc tài chính, thì các chủ
nợ của chúng ta, lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản, sẽ làm điều đó với
nước Mỹ. Tuy có rất nhiều cách để áp dụng chế tài tài chính, song cách đơn
giản nhất sẽ là những chủ nợ này sẽ thôi không mua những khoản nợ của
Mỹ nữa.
Cho đến nay thì những chủ nợ của Mỹ đang rơi vào cái bẫy như những
người Sinopia trong câu chuyện của chúng ta. Nhưng một khi nhận ra việc
tiếp tục cho vay với một con nợ mất khả năng chi trả chỉ là một sự lãng phí