Bất chấp những lợi ích hiển nhiên của việc giá cả giảm đi, chúng ta vẫn
cứ sợ giảm phát. Người ta nói với chúng ta rằng nếu giá cả có xu hướng
giảm, con người sẽ dừng mua sắm, công ty sẽ dừng chi tiêu, công nhân sẽ
mất việc, và nói chung mọi người sẽ quay trở lại thời kỳ đen tối về kinh tế.
Nhưng sự thật là đã rất nhiều lần chúng ta chứng kiến việc giảm giá
chẳng hề làm hại bất kỳ ngành công nghiệp nào. Hồi đầu thế kỷ XX, với
việc liên tục giảm giá thành của xe hơi, ông chủ Henry Ford đã làm giàu
nhanh chóng, công nhân của hãng Ford thì được trả lương cao nhất trong
ngành. Câu chuyện tương tự cũng lặp lại gần đây với ngành công nghiệp
máy tính: giá sản phẩm hạ liên tiếp, nhưng ngành này vẫn kiếm được cả
đống tiền, và cuộc cách mạng máy tính vẫn tiếp diễn mạnh mẽ. Kết quả là
hàng triệu người hàng năm sẽ chi tiêu ít hơn mà vẫn được hưởng lợi từ
những điều kỳ diệu của kỹ thuật số.
Bất chấp những điều đó, đa số mọi người cho rằng giảm phát chỉ chấp
nhận được nếu nó bị hạn chế trong phạm vi một ngành nào đó. Tại sao?
Các nhà kinh tế hiện đại đã giả định sai lầm rằng tiêu dùng thúc đẩy tăng
trưởng, và khi có giảm phát thì người ta có xu hướng trì hoãn tiêu dùng, và
ngay khi người ta chi tiêu thì giá thấp sẽ gây ra ảnh hưởng kinh tế ít hơn.
Thật quá sức kỳ cục!
Như chúng tôi đã nói ở trên, tiêu dùng chẳng có ý nghĩa gì cả, cái quan
trọng là sản xuất!
Mà cũng chẳng cần ai phải thuyết phục con người tiêu dùng. Nhu cầu
của con người về cơ bản là vô tận, cho nên nếu người ta không thích một
thứ gì đó thì hẳn là phải có lý do: hoặc là món hàng đó không tốt, hoặc là
người ta không đủ tiền mua. Trong cả hai trường hợp, hành động tiết kiệm
hay trì hoãn chi tiêu được thực hiện với một lý do hợp lý và có xu hướng
làm lợi cho nền kinh tế nói chung.
Thực sự thì nếu người ta không tiêu dùng, cách tốt nhất để kích cầu là
giảm giá xuống mức phải chăng hơn. Sam Walton, ông chủ của hệ thống
WalMart, đã kiếm hàng tỷ USD từ khái niệm siêu đơn giản này.
Khi TV Plasma lần đầu xuất hiện, rất ít người Mỹ chịu mua. Ai cũng
thích, song không nhiều người dám bỏ ra 10.000 USD để mang về nhà một