thuế, lẽ nhiên các công chức của chúng ta cùng chẳng có gì để bỏ vô
miệng!
Đến lúc này thì mọi việc dường như ổn thoả. Nhưng luôn luôn có chuyện
trục trặc gì đó sẽ xảy ra....
KIỂM TRA THỰC TẾ
Do dân đảo hiểu rằng chi tiêu của Chính phủ cũng giống như chi tiêu của
người đóng thuế, họ tin rằng chỉ có ai đóng thuế mới có quyền quyết định
cách chi tiêu (của Chính phủ - ND). Kết quả là quyền bầu cử được hạn chế,
chỉ áp dụng với những ai có đóng thuế mà thôi.
Người ta cũng hiểu rằng thuế làm giảm lượng tiết kiệm và hạn chế nguồn
cung cấp vốn để đầu tư. Nhưng đa số mọi người nhất trí rằng những lợi ích
thương mại có được từ việc an ninh được tăng cường, giao thông trên biển
an toàn hơn, việc hệ thống tòa án giải quyết hữu hiệu các tranh chấp và
đảm bảo thực thi các hợp đồng v.v... sẽ bù đắp cho các khoản tiết kiệm bị
đánh mất nói trên.
ĐIỀU CÒN ĐỌNG LẠI
Thật đáng hổ thẹn là chẳng có mấy người Mỹ hiểu rằng đất nước này
được hình thành dựa trên quan điểm hạn chế tối đa vai trò của Chính phủ.
Chịu ảnh hưởng từ các lý thuyết triết học mang tính cải cách về tự do, lý trí
và khoa học thịnh hành trong thế kỷ XVII và XVIII, những nhà lập quốc
của chúng ta tìm cách xây dựng một kiểu quan hệ hoàn toàn mới giữa nhân
dân và Chính phủ, theo đó quyền lực tối cao thuộc về cá nhân, những
quyền của họ là bất khả xâm phạm.
Ngay sau chiến tranh giành độc lập, thay vì thành lập một Chính phủ
quốc gia - điều mà nhiều người Mỹ không mong muốn - Hiến pháp Mỹ đã
được ra đời như một cái chuồng được thiết kế hoàn hảo để ngăn cản “con
thú” Chính phủ thoát ra ngoài và chạy lung tung! Không chỉ bảo vệ người
dân trước Chính phủ, Hiến pháp còn bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu
số trước sự áp đặt của đa số.
Hiến pháp chủ định phân chia quyền lực thành các nhánh riêng biệt của
Chính phủ liên bang để phân quyền thành nhiều tiểu bang, và quan trọng