lạc cùng chung sống. Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Ðà) do Bimbisara
(Bình Sa Vương) trị vì trong thời Ðức Phật là một điển hình về việc hợp
nhất lãnh thổ. Thứ hai, chúng ta thấy lối sống du mục nay đây mai đó thay
đổi và trở thành lối sống định cư tập thể nông nghiệp cho nên người dân
ngày nay sống tại các trung tâm thành thị, tránh khỏi các sức mạnh thiên
nhiên mà họ thần thánh hóa. Về kinh tế, thương mại trở nên quan trọng.
Cho nên thuở ban đầu của nền Văn Minh Aryans, các tu sĩ và những chiến
sĩ là những bộ mặt quan trọng nhất- các thầy tu vì có thể truyền thông được
với các thần linh- chiến sĩ đã thắng được địch quân và mang chiến lợi phẩm
về cho cộng đồng. Nhưng bây giờ những thương gia càng ngày càng trở
nên quan trọng. Chúng ta có thể thấy việc trên trong thời Ðức Phật, những
đệ tử nổi danh của Ðức Phật là những nhà buôn - Anathapindika (Cấp-Cô-
Ðộc) là một trong số đó. Sự thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trị góp
phần vào việc người Aryans cởi mở chấp nhận lý tưởng đạo giáo của nền
Văn Minh Thung Lũng Indus. Lúc đầu người Aryans thôn tính dân tộc
Thung Lũng Indus bằng vũ lực, nhưng 1000 đến 2000 năm sau, ta thấy
những người Aryans này càng ngày càng chịu ảnh hưởng của các lý tưởng
của nền Văn Minh Thung Lũng Indus. Cho nên trong những thế kỷ đầu của
thời đại Cộng Sinh việc phân biệt giữa truyền thống Aryans và truyền
thống Thung Lũng Indus trở nên càng ngày càng khó khăn. Thật vậy, sự
kiện này là một nhận định sai lầm khi cho rằng Phật Giáo chống lại Ấn Ðộ
Giáo, hay Phật Giáo là một ngành của Ấn Ðộ Giáo.
Về Phật Giáo, sự sáng tạo phần lớn bắt nguồn từ tôn giáo của nền Văn
Minh Thung Lũng Indus như từ bỏ thế tục, thiền định, nghiệp, tái sinh, giải
thoát tối hậu. Ðó là những lý tưởng quan trọng trong nền Văn Minh Thung
Lũng Indus. Chính Ðức Phật cho thấy truyền thống của Ngài là do nguồn
gốc Văn Minh Thung Lũng Indus khi Ngài nói con đường của Ngài dạy là
con đường cổ, và mục đích mà Ngài hướng dẫn là mục đích đã có từ xưa.
Người Phật Tử chúng ta cũng tin rằng có sáu Ðức Phật trước khi Ðức Phật
Thích Ca Mâu Ni ra đời. Tất cả những điểm này cho thấy sự tiếp nối giữa
truyền thống của Thung Lũng Indus với lời dạy của Ðức Phật. Nếu chúng
ta nhìn vào Phật Giáo và Ấn Ðộ Giáo, chúng ta sẽ thấy một tý lệ nhiều hay