sự phân chia từng giai cấp trong xã hội, và niềm tin vào sức mạnh của
Thánh Kinh Vệ Ðà. Hai yếu tố này không thấy trong nền Văn Minh Thung
Lũng Indus.
Lịch sử tôn giáo Ấn từ 1500 cho đến 600 hay 500 năm trước Tây
Nguyên, thời Ðức Phật tại thế, lịch sử của những năm 1000 tại Ấn là một
lịch sử chống đối càng ngày càng tăng giữa hai quan điểm hoàn toàn đối
nghịch về tôn giáo. Khi người Aryans ngày càng bành trướng và định cư tại
khắp lục địa khổng lồ Ấn, và khi những lợi dụng khai thác của họ giảm
dần; quan điểm của hai tôn giáo đối nghịch này đã ảnh hưởng lẫn nhau. Hai
tôn giáo cùng tương-tác và cùng hợp-nhất. Chính sự hợp nhất này là sự hợp
nhất của hai con sông lớn. Trong thời gian Ðức Phật tại thế, hậu quả của
việc hợp nhất này là một quang cảnh tôn giáo rất hèn tạp. Việc này rất rõ
ràng khi ta xét đến một vài điều trong đời sống của Ðức Phật. Chẳng hạn,
chúng ta thấy khi Ðức Phật đản sinh, có hai nhóm người tiên đoán về tương
lai huy hoàng của Ngài. Lời tiên đoán thứ nhất của Asita (A Tu Ðà). Asita
là một đạo sĩ ẩn dật, sống trên nứi, và là một người Bà La Môn thuộc giai
cấp tu sĩ. Ðiều này cũng là bằng chứng của sự tương-phân giữa hai truyền
thống. Trong thời Ðức Phật, những người Bà La Môn bắt đầu cuộc sống ẩn
dật. Ðó là điều chưa từng nghe nói cách đây 1000 năm. Ít lâu sau, nghe nói
có108 vị đạo sĩ Bà La Môn được mời đến để làm lễ đặt tên cho Thái Tử.
Tại đây, có những bằng chứng cho thấy những đạo sĩ này không từ bỏ đời
sống trần tục - một thí dụ về thể chế cố hữu thuộc nền Văn Minh Aryans.
Tại sao hai truyền thống - truyền thống của Thung Lũng Indus và
truyền thống Aryans lúc ban đầu quá nhiều dị biệt, lại có thể hợp nhất
được? Chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời là việc thay đổi đột ngột của đời sống
dân tộc Ấn giữa khoảng thời gian thứ 2000 trước Tây nguyên và thời gian
Ðức Phật tại thế. Việc bành trướng của người Aryans chấm dứt sau khi họ
thôn tính những miền đồng bằng Ấn. Việc bành trướng chấm dứt mang
nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trị. Trước tiên, chính trị xã hội
của các bộ lạc tiến hóa vào thể chế của cả nước nên đã không còn một bộ
lạc nào giữ được tính chất riêng rẽ trung thành của mình nữa. Bây giờ
chúng ta có lãnh thổ quốc gia mà trong đó có rất nhiều người thuộc các bộ