về với tôn giáo, và điều này đã góp vào việc nâng cao hoạt động tôn giáo
và lương tâm đạo lý. Ðó là trường hợp của thế kỷ thứ sáu trước Tây
Nguyên.
Giá trị nổi bật trong đời sống của Ðức Phật mà chúng tôi muốn nói là
ba điều thiết yếu: từ bỏ thế tục, tâm từ bi, và trí tuệ. Ba phẩm hạnh này nổi
bật qua những quãng đời của chính Ngài. Do ngẫu nhiên, không có một sự
trùng hợp nào, những phẩm hạnh trên đều ngang bằng với việc đạt được
Niết Bàn vì lẽ như quý vị đã hiểu, chúng ta vì có ba ô-trược nên phải sinh
tử, tử sinh. Ba ô-trược đó là Tham, Sân và Si. Trong phạm vi này, chúng ta
cũng phải nhớ là từ bỏ thế tục là thuốc giải độc cho tham, tâm từ bi là thuốc
giải độc cho sân hận, và trí tuệ là thuốc giải độc cho si mê. Qua việc trau
dồi các phẩm hạnh trên, ta có thể loại bỏ các ô-trược trong tâm và đạt được
giác ngộ. Cho nên không một trí ngại nào khiến ba phẩm hạnh trên không
nổi bật lên trong đời sống của Ðức Phật.
Chúng ta hãy xét từng phần hành một và bắt đầu với hạnh từ bỏ thế
tục. Một số bằng chứng đầu tiên về sự từ bỏ thế tục phát hiện từ khi Ðức
Phật còn rất trẻ. Căn bản của sự từ bỏ thế tục là công nhận mọi cuộc sống
đều khổ đau. Khi ta công nhận mọi cuộc sống đều khổ đau thì điều này
mang lại sự phản tỉnh. Nói một cách khác, khi nhận thấy cuộc đời đầy khổ
đau, chúng ta bắt đầu tìm kiếm một điều gì khác. Cho nên tại sao Khổ là
điều thứ nhất trong Tứ Diệu Ðế. Công nhận cuộc sống là khổ đau là thực
chất của việc từ bỏ trần tục. Quý vị biết Thái Tử Tất Ðạt Ða dự cuộc lễ hạ
điền hàng năm vào lúc bảy tuổi. Tại đây Thái Tử nhìn thấy cảnh một con
trùng bị lưỡi cầy sới lên, và bị con chim nuốt sống. Thấy cảnh này khiến
Thái Tử suy gẫm đến sự thực của cuộc đời, nhận thấy rằng chúng sinh giết
lẫn nhau vì miếng ăn và đó là nguồn gốc của khổ đau. Ðọc tiểu sử của
Ngài, chúng ta thấy ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Ngài đã nhận thức được cuộc
sống là khổ đau. Nếu xét thêm về cuộc đời của Ðức Phật, chúng ta sẽ thấy
giai thoại nổi tiếng về bốn cảnh tượng khiến Ðức Phật đã từ bỏ cuộc sống
gia đình và theo đuổi một cuộc sống khổ hạnh để tìm chân lý. Những cảnh
già, bệnh và chết và một nhà tu khổ hạnh làm cho Ngài thấy cuộc sống như
vậy, Ngài cảm thấy bất an, ray rứt, và nghĩ thực ra chính Ngài cũng không