Trước hết có trí tuệ là nhờ thiền định. Chúng ta thấy ngay trong lúc
thiếu thời, Ngài đã phát huy năng khiếu tập trung tư tưởng cùng lúc với
việc bắn chim và giết trùng. Chuyện lại kể sau khi chứng kiến con chim
nuốt con trùng, và nhận định bản chất bất hạnh của cuộc đời, vị Thái Tử trẻ
tuổi này bèn ngồi dưới một gốc cây và bắt đầu thiền định. Ngài đã vượt qua
bước đầu của thiền định bằng phương pháp tùy-tức (hơi thở). Chúng ta thấy
Ngài thực hành thiền định ngay từ lúc còn nhỏ, và sau này khi xuất gia và
đi tìm chân lý, giới luật đầu tiên mà Ngài áp dụng chính là giới luật thiền
định. Chúng ta được biết Ngài học hỏi phương pháp hành thiền với hai vị
thầy nổi tiếng đương thời là Arada Kalama và Udraka Ramaputra. Ở phần
trên chúng tôi có nói đến những khám phá tại Mohenjodaro và Harapa với
những hình ảnh ngồi trong tư thế thiền định. Chúng ta có lý do xác đáng để
tin tưởng là phương pháp tập trung tinh thần đã có từ Năm Thứ Ba Nghìn
trước Tây Nguyên và hai vị thầy này là tiêu biểu cho truyền thống thiền
định. Chúng ta thấy Thái Tử đã bỏ hai vị thầy này vì Ngài thấy thiền định
không thôi không thể chấm dứt vĩnh viễn được khổ đau.
Ðiều này rất quan trọng. Ngài chú trọng đến thiền định là Pháp nằm
trong truyền thống của Nền Văn Minh Thung Lũng Indus, nhưng Ngài còn
đi xa hơn nữa ngoài truyền thống thiền định. Cho nên lời Ðức Phật dạy
khác hẳn với giáo lý của nhiều trường phái Ấn khác, đặc biệt về giáo lý của
truyền thống Yoga. Cũng có những khác biệt giữa Phật Giáo và các đạo
khác về truyền thống tư duy, vì lẽ thiền định không thôi chưa đủ. Thiền
định tựa như ta gọt bút chì, gọt gióa tâm trí cho bộn nhọn. Giống như khi ta
gọt bút chì, chúng ta gọt nó dùng vào mục đích để viết, khi chúng ta gọt
gióa tâm trí thì mục đích chính là đạt trí tuệ.
Ðôi khi sự tương quan giữa thiền định và trí tuệ được thí dụ điển hình
như một cây đuốc. Ví dụ như chúng ta đốt đuốc để xem một tấm hình trong
phòng tối. Nếu có nhiều gió lùa trong phòng, chúng ta sẽ thấy ngọn đuốc
lung linh. Cũng vậy, nếu tay run, ánh sáng của cây đuốc sẽ chập chìn không
đứng nguyên một chè, và chúng ta không thể xem được tấm hình. Cũng
như vậy, chúng ta muốn tìm hiểu bản chất của mọi sự vật, nếu tâm chúng ta
không vững vàng, phóng dật, lung lay do hậu quả của các xáo trộn xúc