NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 22

cảm, chúng ta không thể đi sâu vào bản chất thực sự của sự vật. Ðức Phật
khám phá ra điều này trong đêm giác ngộ của Ngài, Ngài đạt đến sự nhất
tâm bằng thiền định, Ngài hướng tâm đến việc hiểu được bản chất của sự
thực và xuyên thấu được bản chất thực sự của mọi vật. Cho nên sự giác ngộ
của Ðức Phật là kết quả trực tiếp của sự phối hợp thiền định và trí tuệ của
tập trung và nội quán.

Chúng ta cũng tìm thấy nhiều khía cạnh khác của trí tuệ đã thể hiện

trong đời sống của Ðức Phật, và trong những khía cạnh quan trọng nhất là
Trung Ðạo. Chúng tôi không bàn luận đến những mức độ và ý nghĩa của
con đường Trung Ðạo nhưng cũng vẫn thừa đủ để nói rằng ý nghĩa căn bản
nhất của con đường Trung Ðạo là tránh sự ham mê lạc thú của giác quan và
sự hành hạ thân xác đến mức độ thái quá. Ðiều quan trọng cần nói lên là
Thái Tử đã trải qua một đời sống xa hoa cùng sáu năm tu khổ hạnh sau khi
rời bỏ cung điện của vua cha. Qua kinh nghiệm bản thân và thấy các phù
phiếm của hai cực đoan đó, Ngài bèn tìm ra con đường Trung Ðạo để tránh
các cực đoan này.

Ðời sống của Ðức Phật có nhiều giai đoạn quan trọng. Nếu chúng ta

xem đời của Ngài là một bài học thay vì một tiểu sử đơn giản gồm có tên
tuổi và địa danh; nếu chúng ta bắt đầu nhận thức được giá trị và các phẩm
hạnh gương mẫu trong đời sống của Ngài, chúng ta sẽ đạt được sự hiểu biết
sâu sắc về ý nghĩa thực sự đời sống của Ðức Phật.

-ooOoo-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.